Làm thế nào để ngăn ngừa thừa cân và béo phì ở trẻ?

0
1453
lam-the-nao-de-ngan-ngua-thua-can-va-beo-phi-o-tre
Làm thế nào để ngăn ngừa thừa cân và béo phì ở trẻ?

Làm thế nào để ngăn ngừa thừa cân và béo phì ở trẻ?

Vấn đề thừa cân và béo phì ở trẻ đang rất được các gia đình và xã hội quan tâm. Tại sao trẻ lại thừa cân? Việc thừa cân và béo phì có liên quan hay dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác không? Và làm cách nào để ngăn ngừa thừa cân và béo phì ở trẻ? Các mẹ hãy đọc bài viết sau để đi tìm câu trẻ lời nhé.

[toc]

Tại sao trẻ lại thừa cân và béo phì?

Việc thừa cân và béo phì liên quan đến những thói quen ăn uống hằng ngày của trẻ cũng như những hoạt động thường ngày. Những trẻ có thói quen ăn nhiều đạm, tinh bột và chất béo có nguy cơ thừa cân. Trẻ ít vận động cũng có nguy cơ trên.

Thừa cân và béo phì có liên quan đến những vấn đề sức khỏe khác không?

Câu trả lời là có. Béo phì khiến trẻ có khả mắc những bệnh lý trong hiện tại và tương lai nhiều hơn những trẻ bình thường khác. Trẻ cũng dễ mắc những bệnh hay gặp ở người lớn như tiểu đường loại 2, huyết áp cao, mỡ trong máu…

Những vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì:

  • Bệnh xương khớp
  • Khó thở khi tập thể dục hoặc khi vận động
  • Các triệu chứng hen suyễn sẽ trầm trọng hơn
  • Ngủ không ngon giấc vào ban đêm, thậm chí là khó thở
  • Dậy thì sớm
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản khi trưởng thành
  • Bệnh gan và túi mật
  • Khả năng mắc các bệnh về tim mạch như: tiểu đường, huyết áp cao dẫn đến bệnh tim, suy tim và đột quỵ
  • Trẻ bị béo phì cũng có những vấn đề về tâm lý vì thường xuyên bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt hoặc bị cô lập ở trường học…
Thùa cân và béo phì liên quan đến những vấn đề về sức khỏe khác

Thừa cân và béo phì được xác định như thế nào?

Dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), người ta sẽ xác định được lượng mỡ thừa của 1 người. Công thức tính chỉ số BMI ở  trẻ em = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m)

Sau khi có được chỉ số BMI thể bạn có thể so sánh với biểu đồ có sẵn để có được tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ phần trăm này biểu thị chỉ số BMI của trẻ so với các trẻ khác. 
Tỷ lệ phần trăm tương ứng dựa trên các khuyến nghị của ủy ban chuyên gia và được thể hiện trong bảng sau:

Tình trạngKhoảng phần trăm của BMI
Thiếu cân < 5%
Bình thường hoặc khỏe mạnh Từ 5% tới 85%
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì)Từ 85% tới 95%
Béo phì >95%

Chỉ số BMI giúp cho thấy cân nặng của trẻ có phù với chiều cao của mình hay chưa? Điều này không chỉ tốt cho dáng vóc bề ngoài mà còn liên quan đến sức khỏe của trẻ. 

BMI của trẻ bao nhiêu là lý tưởng?

Chỉ số BMI trong khoảng là tốt nhất là từ 5% – 85% 
Khi có một chỉ số BMI lý tưởng, với cân nặng và chiều cao cân đối, cơ thể trẻ sẽ ít nguy cơ bệnh tật, trẻ khỏe mạnh và năng động hơn so với những bạn thừa cân hoặc thiếu cân.

Khi BMI dưới 5% tức là trẻ đang bị thiếu cân

Hiện nay, có một số phần mềm hoặc wedsite tính chỉ số BMI. Bạn có thể tham khảo và tra chỉ số của trẻ ở đó.

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì các bác sĩ sử dụng biểu đồ cân nặng theo chiều dài.

Hơn nữa, các chỉ số BMI cũng không chính xác khi trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Và các chỉ số này là một chỉ số về lượng mỡ trong cơ thể, không phải là thước đo trực tiếp cho sức khỏe.

Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng thừa cân của con mình thì hãy mang trẻ đến phòng khám dinh dưỡng. Các bác sĩ hoặc các chuyên gia sẽ có chế độ dinh dưỡng phù hợp nếu họ phát hiện ra trẻ bị thừa cân.

Tại sao trẻ em trở nên thừa cân hoặc béo phì?

Thói quen ăn uống, ít vận động, yếu tố di truyền hoặc các lý do trên gộp lại cũng làm trẻ thừa cân. Một trong những lý do tăng cân nhanh là do nội tiết tố hoặc các tác dụng phụ của 1 số loại thuốc.

  • Chế độ ăn uống

Phần lớn những hoạt động thường ngày là ăn và uống. Chế độ ăn uống không lành mạnh và không phù hợp là lý do chính dẫn đến thừa cân. Hãy chuẩn bị đồ ăn tươi cho trẻ thay vì đồ ăn đóng hộp hoặc thức ăn nhanh.

  • Thói quen ít vận động

Ngăn ngừa thừa cân và béo phì – Thói quen ít vận động ảnh hưởng không nhỏ đến việc thừa cân và béo phì

Cuộc sống ngày càng hiện đại khiến cho trẻ luôn dành thời gian rảnh để xem ti vi, điện thoại hoặc chơi điện tử. Trẻ ít dành thời gian để vận động và chơi những trò chơi mang tính vận động. Theo thống kê, trẻ xem ti vi hoặc điện thoại nhiều hơn 4 giờ mỗi ngày có khả năng thừa cân hơn so với những trẻ khác. Điều chỉnh việc này bằng cách rèn luyện thói quen tập thể dụng ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi nên vận động tích cực nhiều lần trong ngày.

  • Di truyền

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò nhất định trong việc thừa cân. Tuy nhiên, yếu tố này không thể giải thích trong cuộc khủng hoảng béo phì hiện nay. Yếu tố này nên được giải thích đó là thói quen ăn uống của gia đình được truyền từ đời này sang đời khác đóng vai trò khiến thành viên khác trong gia đình thừa cân.

Làm thế nào để ngăn ngừa thừa cân và béo phì ở trẻ?

Chìa khóa giúp cho tất cả mọi người đó là thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh và tập thể dục đều đặn. Hãy cho trẻ tham gia lập kế hoạch ăn uống lành mạnh. Bạn có thể dạy cho trẻ những thói quen ăn uống tốt khi bạn cho trẻ đi chọn thực phẩm cùng.

Tránh những thói quen xấu:

  • Khen thưởng trẻ bằng bánh kẹo, đồ ngọt hoặc đồ ăn
  • Không ép trẻ ăn. Khi trẻ không muốn ăn hoặc uống sữa nữa thì bạn không nên ép trẻ. Hãy để trẻ nghĩ rằng nên ăn khi đói và đúng bữa.

Cách ngăn ngừa thừa cân và béo phì theo độ tuổi

  • Sơ sinh – 1 tuổi: Cho con bú hoàn toàn
  • 1 tuổi – 5 tuổi: Hình thành thói quen ăn những thức ăn lành mạnh. Khuyến khích xu hướng tích cực của trẻ và giúp trẻ phát triển các kỹ năng ăn uống.
  • 6 – 12 tuổi: Khuyến khích trẻ vận động cơ thể thường xuyên và mỗi ngày. Vận động trong giờ ra chơi hoặc chơi sau giờ học hoặc đi dạo cùng cả nhà. Giúp trẻ hình thành thói quen bằng cách cùng trẻ đóng hộp đồ ăn trưa.
  • 13 – 18 tuổi: Dạy trẻ tự chuẩn bị một bữa ăn lành mạnh hoặc đồ ăn nhẹ tại nhà. Khuyến khích trẻ tự lựa chọn những thói quen lựa chọn đồ ăn tốt và năng động mỗi ngày.

Đối với tất cả mọi người: Giảm thời gian xem ti vi, điện thoại, máy tính và các trò chơi điện tử. Tuyệt đối không xem những thiết bị điện tử khi ăn. Khuyến khích mọi người ăn trái cây, rau củ và hạn chế đường trong chế độ ăn uống.

Dạy và nói chuyện với trẻ về tầm quan trọng về thói quen ăn uống tốt và vận động thường xuyên. Cha mẹ cũng hãy là tấm gương tốt để trẻ học tập theo.

Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Nguồn: kidshealth.org

Xem thêm: