Mẹo hay giúp điều trị cảm lạnh nhanh chóng và hiệu quả

0
1328
Mẹo hay giúp điều trị cảm lạnh nhanh chóng và hiệu quả

Mẹo hay giúp điều trị cảm lạnh nhanh chóng và hiệu quả

[toc]

Thời tiết thay đổi thất thường làm do vi khuẩn dễ sinh sôi và bạn sẽ dễ mắc những bệnh như cảm lạnh. Mặc dù bệnh này thường hay tự hết trong vòng 4 – 7 ngày. Tuy nhiên, để giảm bớt cảm giác khó chịu do cảm lạnh gây ra mà không phải dùng thuốc thì có thể bạn chưa biết. Bạn có thể xông hơi, nhỏ mũi, hoặc sử dụng các phương pháp chữa cảm tự nhiên. Việc nghỉ ngơi cũng như bổ sung dinh dưỡng cũng giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Uống nhiều nước ấm

Uống nhiều nước ấm để giúp làm lỏng dịch tiết trong khoang mũi từ đó giúp bạn dễ thở hơn. Các nghiên cứu cho thấy uống nước ấm làm giảm các triệu chứng như cảm lạnh, sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng hoặc mệt mỏi.

Những loại nước như trà gừng ấm hoặc các loại trà thảo dược như trà hoa cúc hay trà bạc hà cũng giup bạn bù nước. Và nếu thêm mật ong hoặc chanh sẽ làm dịu cổ họng của bạn hơn. Trà cúc giúp giảm căng thẳng và trà bạc hà giúp bạn giảm nghẹt mũi.

Các loại nước dùng từ rau củ hoặc súp gà giúp bạn bổ sung dinh dưỡng cũng như làm lỏng dịch mũi giúp bạn giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Tránh uống những loại nước uống như cà phê hoặc rượu bia. Những loại này sẽ làm bạn mất nước và các triệu chứng như nghẹt mũi và viêm họng sẽ nặng hơn.

Uống đủ nước giúp cơ thể làm dịu những con đau họng. Nước lọc hay các loại nước trái trái cây và nước rau củ cũng cung cấp nước. Nếu bạn bị sốt hoặc mất nước hãy uống những loại nước có chứa chất điện giải để giúp cơ thể bạn cân bằng và bù nước.

Tắm nước ấm – Xông hơi

Việc tắm nước ấm, nước gừng hoặc xông hơi giúp cho bạn thư giãn cũng như đường mũi cũng được thông thoáng và giảm bớt triệu chứng cảm lạnh. Cách tốt nhất là bạn nên tắm trong bồn nước ấm hoặc vòi hoa sen và ngâm mình khoảng 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng nghẹt mũi.

Xông hơi bằng cách đun xôi một nồi nước nóng có chứa các loại lá xông. Sau đó, đặt nồi xông trên mặt bàn. Ghé lại gần cách nồi khoảng 20cm để hơi nước có thể bay hơi đến mũi của bạn. Bạn cũng có thể lấy 1 chiếc mền trùm cả người và nồi xông lại. Hoặc lấy một chiếc khăn trùm đầu lại. Xông trong khoảng 10 – 15 phút và 3 – 4 lần 1 ngày.

Nếu không có lá xông, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp để thay thế.

Sử dụng các loại tinh dầu

Đặc tính của các loại tinh dầu là chống vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng các loại tinh dầu có thể chống viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.

Tinh dầu giúp kháng khuẩn

Bạn có thể sử dụng dầu dừa vì dầu dừa có chứa axit lauric – một chất chống vi khuẩn. Các loại dầu hữu cơ, ép lạnh như dầu dừa, dầu hướng dương cũng có đặc tính chống viêm. Bạn có thể lấy 1 muỗng dầu và ngậm trong miệng ít nhất trong 1 phút. Bạn càng ngậm lâu thì bạn sẽ loại bỏ càng nhiều vi khuẩn. Xúc miệng bằng dầu để đưa dầu đi khắp miệng và bạn có thể loại bỏ được nhiều vi khuẩn hơn. Nếu bạn không thể nuốt dầu thì bạn có thể ngậm và nhả dầu ra.

Rửa mũi

Rửa mũi để khiến các chất nhầy trong mũi loãng ra và sẽ giảm bớt khó chịu do cảm lạnh gây ra. Bạn có thể tìm thấy dung dịch rửa mũi ở hầu hết các hiệu thuốc. Rửa mũi hàng ngày từ 1 – 2 lần cho đến khi bạn hết triệu chứng nghẹt mũi và sổ mũi.

Xì mũi đúng cách

Việc vì mũi cũng rất quan trọng khi bạn bị cảm lạnh. Việc này không chỉ giúp mũi bạn thông thoáng và giúp bạn hết bệnh nhanh hơn. Nhưng lưu ý là bạn không nên xì mũi quá mạnh. Áp lực khi xì mũi có thể ảnh hưởng đến tai của bạn. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy bị đau tai. Hãy xì mũi với lực vừa phải và xì thường xuyên khi cần thiết. Bạn nên lấy 1 tay bịt 1 bên mũi và xì 1 bên còn lại vào khăn giấy. Lặp lại 1 lần nữa với 1 bên còn lại. Việc rửa tay trước và sau khi xì mũi rất quan trọng. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút trên tay của bạn để tránh lây bệnh cho người khác.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Nếu không khí trong nhà của bạn quá khô thì sẽ làm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh trở nên nặng hơn cũng như lâu hết hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho không khí và giúp mũi của bạn thoát được chất nhầy tốt hơn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Một lưu ý đó là làm sạch máy tạo độ ẩm một cách thường xuyên vì nấm mốc và vi khuẩn thường sinh sôi và phát triển trong môi trường ẩm ướt. 

Một số loại cây trồng trong nhà hoạt động như máy tạo độ ẩm tự nhiên như nha đam, cọ tre, cây thường xanh. Hoa, lá và thân cây của chúng giải phóng hơi nước vào không khí. Đồng thời chúng cũng làm sạch các khí carbon dioxide và các chất gây ô nhiễm khác.

Sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên

Elderberry – chiết xuất quả cây cơm cháy

Ở Châu Âu, elderberry được sử dụng rộng rãi trong y học. Nó giúp làm giảm tắc nghẽn và các triệu chứng khác của bệnh hô hấp. Elderberry có đặc tính chống viêm và kháng vi rút đồng thời giúp giảm cảm lạnh và kích thích hệ thống miễn dịch.

Bạn có thể tìm thấy chiết xuất cây cơm cháy trong các loại si rô, viêm ngậm và các dạng viên nang tại các cửa hàng thuốc.

Tuy nhiên, nên lưu ý nếu sử dụng loại chiết xuất này trong trong thời gian dài vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho phụ nữ mang thai và người bị huyết áp thấp và những bệnh khác.

Khuynh diệp

Khuynh diệp có đặc tính chống oxy hóa bảo vệ chống lại các gốc tự do – các phần tử có thể làm hỏng các tế bào. Thành phần cineole trong khuynh diệp hoạt động như một chất chống nhiễm trùng đường hô hấp và làm giảm ho. Bạn có thể tìm các dạng của khuynh diệp như viên ngậm, si rô ho, tinh dầu xông.

Dầu khuynh diệp có thể xoa vào vùng mũi và ngực để làm giảm nghẹt mũi và giảm đờm.

Lá bạch đàn

Trà bạch đàn tươi hoặc khô có thể làm dịu những cơn đau họng. Bạn có thể uống loại trà này tối da 3 lần mỗi ngày.

Một cách khác là súc miệng bằng nước bạch đàn và muối. Ngậm dung dịch trong miệng này sau bữa ăn giúp giảm hôi miệng và bớt đau họng.

Tuy nhiên, một số người mắc bệnh hen suyễn, co giật, bệnh gan, thận hoặc huyết áp thấp không nên tự ý sử dụng lá bạch đàn.

Bạc hà

Bạc hà được sử dụng để điều trị cảm lạnh

Bạc hà được sử dụng nhiều để điều trị cảm lạnh. Tinh dầu bạc hà là một loại thuốc thông mũi hiệu quả. Menthol trong bạc hà làm giảm đờm và chất nhầy cũng như giảm cơn đau họng. Bạn có thể tìm các loại triết xuất bạc hà như tinh dầu, trà thảo dược tươi hoặc khô.

Trà bạc hà có thể làm giảm đau họng. Bạn có thể kết hợp thêm 1 vài muỗng mật ong có thể giảm ho hiệu quả.

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng dầu bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà.

Mật ong

Mật ong chứa các chất chống vi rút và làm tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Mật ong nguyên chất rất hiệu quả. Hoặc bạn có thể pha mật ong với chanh để làm dịu họng và làm bớt ho.

Lưu ý: Trẻ em dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong.

Tỏi

Tỏi từ lâu là một loại thuốc kháng vi rút từ thiên nhiên. Ăn tỏi có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và có thể chống các loại vi rút nhẹ. Bạn cũng có thể ăn tỏi tươi 3 – 4 tép mỗi ngày hoặc ăn kèm với các món ăn khác.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp bạn giữ ẩm cổ họng. Khi súc miệng thì bạn nên ngậm nước muối trong 1 phút và nhả ra. Xúc miệng sau 2 3 giờ để có hiệu quả cao nhất.

Vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng

Vitamin C là một chống chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch. Vitamin C không chữa được bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, nó sẽ giúp cơ thể nhanh lành bệnh hơn. Vitamin C có trong các trái cây họ cam, quýt, ớt xanh, kiwi, rau chân vịt và các loại trái cây khác.

Nghỉ ngơi

Cơ thể bạn cần nghỉ ngơi để hồi phục nhanh hơn. Nếu bạn làm việc nhiều trong lúc bị bệnh cũng làm suy yếu hệ miễn dịch hơn và bạn cũng mất nhiều thời gian để phục hồi hơn. Bệnh cảm lạnh khiến bạn nhức đầu và mệt mỏi, vì vậy hãy dành thời gian để ngủ và nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng như khó thở, khò khè hoặc sốt hoặc các triệu chứng của bạn không cải thiện, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Các triệu chứng cảm lanh có thể được giảm bớt và cơ thể nhanh hồi phục nếu bạn biết kết hợp những cách trên hợp lý. 

Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe này nếu bạn thấy hữu ích!

Nguồn: wikihow

Xem thêm: