Cách chăm sóc trẻ em khi bị cảm mà các bà mẹ nên biết

0
3146
 Chăm sóc trẻ em là một công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức, việc đó cũng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ đối với các bà mẹ. 
Tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng có đủ kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc trẻ em trong những trường hợp ốm đau nên xảy ra lúng túng, phản ứng chậm với những biểu hiện của trẻ.
Để có thể chăm sóc tốt cho con em của mình mỗi người cần tự trang bị những kiến thức chăm sóc trẻ em căn bản để ứng dụng trong những trường hợp cụ thể.
                Cách chăm sóc trẻ em khi bị cảm
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đối với trường hợp bị cảm lạnh thì bé cần ít nhất 7 ngày để có thể phục hồi được trạng thái bình thường. Lúc này thì chế độ ăn có vai trò hết sức quan trọng đối với việc chăm sóc, phục hồi cho trẻ. Các bà mẹ nên cho bé ăn nhạt với các thức ăn chứa nhiều protein như: trứng, các chế phẩm từ đậu cùng với đó là rau xanh và hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Tạm thời dừng cho bé ăn các thực phẩm từ thịt, cá, tôm và đồ ăn lạnh.
2. Đặt thuốc ở rốn điều trị cảm cho trẻ
Có một số bài thuốc tự nhiên có thể áp dụng để chăm sóc trẻ em khi bị cảm nóng, lạnh có thể dễ dàng áp dụng như:
Cảm nóng: Giã nhỏ 30g hành trắng và 15g liên kiều buộc vào túi vải nhỏ và đặt lên rốn của trẻ. Bạn nên để một lúc để cho bé ra mồ hôi và cho bé uống thêm nước ấm.
Cảm lạnh: Giã nhỏ 30g hành trắng, 1 lát gừng, vài hạt tiêu cho tất cả vào một túi vải và đặt lên rốn trẻ. Cho bé uống thêm nước ấm để nhanh ra mồ hôi.
Với cả 2 phương pháp trên khi bé đã ra mồ hôi thì cần bỏ túi vải ra khỏi rốn của bé.
3. Đặt thuốc trong bàn tay trị cảm
Một cách khác để chăm sóc trẻ em khi bị cảm là đặt thuốc trong lòng bàn tay.
Khi trẻ sơ sinh bị cảm bạn có thể sử dụng bài thuốc sau. Sử dụng 15g bạc hà cùng 15g phòng phong giã nhỏ, đạp nát một nhánh gừng tươi. Bỏ tất cả hỗn hợp trên vào 2 túi vải nhỏ đặt trong lòng bàn tay của trẻ. Bên ngoài nên cố định bằng băng vải quấn hờ để khỏi rơi ra. Bài thuốc sẽ phát huy tác dụng trong 15-20 phút sau đó bạn có thể bỏ ra.
4. Biện pháp cải thiện hô hấp cho trẻ
Dùng khăn nóng lau nhẹ 2 bên cánh mũi của trẻ. Hơi nóng sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp bé dễ hô hấp hơn. Ngoài ra nên đặt bé nằm nghiêng khi ngủ, như thể sẽ giúp giảm áp lực lên một bên mũi làm cho bé dễ thở hơn. Đây là những cách chăm sóc cho bé giúp cải thiện hô hấp cũng như giúp bé giảm cảm sốt hiệu quả nhanh chóng và an toàn cho gia đình bạn.