Triệu chứng của bệnh sởi và cách phòng ngừa bệnh sởi mà bạn nên biết

0
1525
Triệu chứng của bệnh sởi và cách phòng ngừa bệnh sởi

Triệu chứng của bệnh sởicách phòng ngừa bệnh sởi mà bạn nên biết.

Bệnh sởi là một bệnh được coi là nghiêm trọng cho trẻ do virus gây ra. Bệnh có nguy cơ lây lan nhanh chóng. Hiện nay, bệnh sởi được kiểm soát do chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, hiện nay bệnh sởi đang bùng phát ở 44/64 tỉnh thành và đang lây lan nhanh với những biến chứng nặng. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh sởi?

Nguyên nhân bị bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh lây lan nhanh chóng bởi một loại virus. Chúng có thể lây bởi một bệnh nhân đã nhiễm bệnh khi người đó ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nước bọt bị nhiễm bệnh được phun vào không khí và người khác có thể hít phải virus. Và khi nước bọt rớt xuống nền nhà thì virus vẫn hoạt động và có thể lây nhiễm trong vài giờ. Trẻ có thể nhiễm bệnh bằng các đưa tay vào miệng, mũi hoặc dụi mắt sau khi chạm vào đồ chơi hoặc nền nhà có virus.

Triệu chứng của bệnh sởi

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi xuất hiện vào sau 10 – 14 ngày bệnh nhân tiếp xúc với virus. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi bao gồm:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Sổ mũi
  • Viêm họng
  • Viêm kết mạc
  • Xuất hiện những đốm trắng nhỏ phía bên trong má
  • Phát ban ở da trên diện rộng
  • Nhiễm trùng sau 2 đến 3 tuần bị bệnh.
Triệu chứng của bệnh sởi

– Giai đoạn 1: Nhiễm trùng và ủ bệnh. Trong 10 đến 14 ngày đầu tiên sau khi bạn bị nhiễm bệnh, virut sởi sẽ xuất hiện. Trong thời gian này, bệnh nhân không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi.

– Giai đoạn 2:  Bệnh nhân bắt đầu bằng sốt nhẹ đến cao. Triệu chứng sốt kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm mắt và đau họng. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày nếu bệnh nhân bị nhẹ.

– Giai đoạn 3: Trong vài ngày tiếp theo, xuất hiện phát ban đỏ trên da theo diện rộng từ tay, lưng, bụng, đùi và chân. Ngoài ra, triệu chứng sốt có thể tăng mạnh ( có thể lên đến 40 – 41 độ).

– Giai đoạn 4: Thời kỳ truyền nhiễm. Vết phát ban mờ dần và trong khoảng thời gian này người bệnh có thể truyền bệnh cho người khác.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các thành viên trong gia đình đã tiếp xúc với bệnh sởi hoặc có dấu hiệu phát ban kèm các triệu chứng khác.

Kiểm tra sổ tiêm chủng của gia đình trước khi con bạn đi học mầm non, tiểu học, đại học hoặc đi du lịch quốc tế.

Những ai dễ lây nhiễm bệnh sởi nhất?

  • Trẻ hoặc người lớn chưa được tiêm vắc xin ngừa sởi
  • Thiếu vitamin A: Nếu bạn không có đủ vitamin A trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn có khả năng nhiễm bệnh cao hơn và biến chứng nặng hơn.

Biến chứng của bệnh sởi

Khi không được phát hiện kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng hơn như:

  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm phế quản, viêm thanh quản
  • Viêm phổi. Viêm phổi là một biến chứng phổ biến của bệnh sởi.
  • Viêm não. Viêm não có thể xảy ra ngay sau khi mắc bệnh sởi, hoặc nó có thể xảy ra sau nhiều tháng.
  • Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh sởi có thể sinh non, trẻ nhẹ cân và có thể tử vong cho người mẹ.

Cách phòng ngừa bệnh sởi

Cách phòng ngừa bệnh sởi

Nếu thành viên trong gia đình bị bệnh sởi hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi thì bạn hãy thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Bệnh sởi rất dễ lây lan từ 4 ngày trước và 4 ngày sau khi phát ban. Hãy tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi trong khoảng thời gian này.
  • Đưa trẻ đến trung tâm y tế để được tiêm phòng vắc xin ngừa sởi khi trẻ được 9 tháng.

Trên đây là các triệu chứng của bệnh sởi cách phòng ngừa bệnh sởi mà bạn cần lưu ý khi dịch sởi đang lan rộng. 

Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe này nếu bạn thấy hữu ích! 

Nguồn: mayoclinic.org

Xem thêm: