Những bệnh thường gặp mùa hè và chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

0
2373

Những bệnh thường gặp mùa hè và cách chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Chúng ta thường nghĩ mùa đông là mùa của bệnh tật. Tuy nhiên mùa hè đến cũng mang theo những điều kiện để phát sinh những bệnh phổ biến mà bạn không ngờ đến. Nhất là khi nắng nóng đỉnh điểm bạn có thể bị bỏng da cho ánh nắng mặt trời, mất nước hoặc ngộ độc thực phẩm. 

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP MÙA HÈ

1. Ngộ độc thực phẩm

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh) thì hàng năm có khoảng 3 000 người Mỹ chết vì các bệnh do ngộ độc thực phẩm. Thời tiết nắng nóng khuyến khích vi khuẩn sinh sôi. Nếu bạn thích dã ngoại và ăn đồ nướng thì hãy cẩn thận. Bởi vì những thực phẩm chế biến sẵn dưới sức nóng của nhiệt độ ngoài trời sẽ là điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn.

Vì vậy, với thực phẩm tươi sống hoặc chế biến sẵn hãy bảo quản ở ngăn mát hoặc ngăn đá để tránh vi khuẩn xâm nhập.

b
Xử lý ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể điều trị tại nhà mà không cần bác sĩ can thiệp. Tuy nhiên, bạn nên uống nhiều nước để tránh mất nước.

Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn trớ với mật độ dày thì hãy đến bệnh viện để được kê thuốc và truyền nước.

2. Phát ban

Dấu hiệu của phát ban là những nốt đỏ hoặc hồng thường thấy trên các khu vực của cơ thể như cổ, lưng, tay hoặc chân. Với điều kiện nóng ẩm sẽ tạo điều kiện cho bệnh này phát triển. Bệnh được thấy nhiều nhất ở trẻ. Phát ban có thể phát triển khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn và sưng lên. Bệnh thường gây khó chịu và ngứa.

Phát ban thường gặp ở trẻ khi nắng nóng kéo dài
Xử lý phát ban như thế nào?

Phát ban do nắng nóng thường tự lành khi được uống nước thường xuyên. Ngoài ra hãy bổ sung những thực phẩm như rau, trái cây để bổ sung nước và hạ nhiệt cho cơ thể.

Một số trường hợp bệnh nặng hơn với triệu chứng đau, sưng và mưng mủ. Nếu gặp những triệu chứng trên hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị.

3. Nhiễm trùng – nhiễm khuẩn qua môi trường nước

Vào mùa hè, mọi người đều thích dành thời gian để đi tắm hồ hoặc tắm biển. Tuy nhiên, với thời tiết nắng nóng, vi khuẩn sẽ sinh sôi. Việc này tạo điều kiện cho những bệnh truyền qua nước lây lan. Các nguồn nước tự nhiên như sông hồ cũng có thể là nguồn gốc của những vấn đề về đưỡng hô hấp và virus.

Cho trẻ bơi ở những hồ bơi được thay nước thường xuyên
Tránh nhiễm trùng – nhiễm khuẩn qua môi trường nước như thế nào?

Những nơi an toàn nhất để bơi là những hồ bơi được thay nước và kiểm tra nồng độ một cách thường xuyên.

4. Cảm lạnh mùa hè

Có một loại vi-rút có các triệu chứng như cảm lạnh và có xu hướng bùng phát trong mùa nắng nóng. Vi- rút này có tên là enterovirus và có thể gây ra những biến chứng phức tạp hơn bệnh cảm lạnh vào mùa đông. Triệu chứng thường thấy của bệnh này bao gồm sốt, nhức đầu, đau họng, loét miệng hoặc phát ban.

Cảm lạnh mùa hè
Xử lý cảm lạnh mùa hè như thế nào?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị với các triệu chứng nặng của bệnh.

5. Nhức đầu

Nắng nóng kéo dài vào mùa hè có thể gây ra những cơn nhức đầu. Khi nhiệt độ tăng lên sẽ làm các mạch máu trong đầu của bạn giãn ra và khiến chúng đè lên các dây thần kinh gây nên đau đầu. Ngoài ra, mất nước và tập thể dục nhiều trong thời tiết nắng nóng cũng có thể gây nhức đầu.

Những bệnh thường gặp mùa hè – Nhức đầu
Xử lý nhức đầu do nắng nóng gây ra như thế nào?

Bạn nên uống đủ nước và hạn chế tập thể dục quá nhiều và đi ngoài trời nắng để giảm tiếp xúc nhiệt. Ngoài ra, có những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn cũng có thể sử dụng nếu bạn bị nhức đầu do thời tiết nắng nóng.

6. Tăng thân nhiệt

Tăng thân nhiệt hoặc đột quỵ do nhiệt xuất hiện khi bạn tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài. Có những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi cha mẹ để lại trẻ ở lại trong xe trong điều kiện nắng nóng. Dấu hiệu đột quỵ do nhiệt là nhức đầu, chóng mặt và yếu. Bệnh có thể dẫn đến bất tỉnh, suy tạng và tử vong.

Chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng – Tránh tập thể dục quá sức
Xử lý dấu hiệu tăng thân nhiệt như thế nào?

Đột quỵ nhiệt chủ yếu được điều trị bằng cách làm mát bên ngoài cơ thể. Bạn có thể làm mát bên ngoài cơ thể bằng nước, không khí lạnh hoặc túi đá. Làm mát bên trong bằng cách rửa dạ dày hoặc trực tràng. Những người bị tăng thân nhiệt cần được nhập viện để được điểm tra các biến chứng như gãy cơ hoặc suy thận.

7. Cháy nắng

Khi nhiệt độ tăng cao, bạn cũng có nguy cơ bị cháy nắng. Có những trường hợp rất nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra cháy nắng là từ tia cực tím từ mặt trời gây thương tổn cho các tế bào da. Tùy thuộc vào thời điểm và thời lượng bạn ở ngoài trời mà không sử dụng biện pháp chống nắng có thể gây nên cháy nắng và bỏng nhiệt. Cháy nắng có thể gây ra tổn thương da và nếu kéo dài có thể gây nên ung thư da.

Chăm sóc sức khỏe mùa nắng  – Sử dụng kem chống nắng để chống lại tia cực tím
Xử lý cháy nắng như thế nào?

Cách đơn giản và tốt nhất để tránh cháy nắng là tránh ánh nắng mặt trời vào các thời điểm sau 10 giờ sáng đến trước 3 giờ chiều. Các biện pháp khác là sử dụng kem chống nắng, đội mũ và mặc quần áo bảo hộ trước khi ra ngoài nắng.

Để phòng tránh các bệnh thường gặp mùa hè bạn nên: 

  • Hoạt động và làm việc trong những khu vực mát mẻ, có bóng mát
  • Uống nước thường xuyên
  • Mặc quần áo rộng và nhẹ
  • Tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng hơn bình thường
  • Mang mắt kính chống nắng và bôi kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.

Cùng chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng để bạn có một sức khỏe tốt nhất để vui chơi trong mùa hè này nhé!

Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe này nếu bạn thấy hữu ích!

Nguồn: health24.com

Xem thêm: