TOP 7 kỹ năng sống quan trọng mà bạn cần trang bị cho trẻ từ nhỏ

0
1830
TOP 7 kỹ năng sống quan trọng mà bạn cần trang bị cho trẻ từ nhỏ
TOP 7 kỹ năng sống quan trọng mà bạn cần trang bị cho trẻ từ nhỏ

TOP 7 kỹ năng sống quan trọng mà bạn cần trang bị cho trẻ từ nhỏ

Thời đại công nghệ khiến cho trẻ ít giao tiếp xa hội cũng như thiếu những kỹ năng sống tối thiểu. Vậy kỹ năng sống cho trẻ cho thực sự cần thiết hay không? Vậy kỹ năng sống là gì? Chúng gồm những loại kỹ năng nào? Và cách rèn luyện những kỹ năng này như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau để đi tìm câu trả lời nhé.

Tầm quan trọng trong việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ

Trẻ được trang bị những kỹ năng mềm có thể gặt hái được nhiều niềm vui hiện tại mà thành công khi trưởng thành. Cha mẹ cũng không phải quá lo lắng khi trẻ đi xa mà không có mình bên cạnh. Ngoài ra, khi có những kỹ năng cần thiết trẻ có thể dễ dàng kết bạn hơn.

Ngược lại, những đứa trẻ thiếu các kỹ năng sống có khả năng gặp các vấn đề xã hội. Như là dễ dàng tiếp xúc với chất gây nghiện, những vấn đề xung quanh các mối quan hệ cũng như những rắc rối về pháp lý. Những đứa trẻ này cũng có nhiều khả năng phụ thuộc vào người khác.

Những kỹ năng sống có thể được rèn luyện dù cho trẻ đang còn nhỏ và không bao giờ là quá muộn.

Kỹ năng sống của trẻ gồm kỹ năng nào?

Kỹ năng chia sẻ

Khi trẻ sẵn sàng chia sẻ thức ăn hoặc đồ chơi của mình là trẻ có thể kết bạn và duy trì tình bạn của mình. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Tâm lý năm 2010, trẻ từ 2 tuổi có thể thể hiện kỹ năng chia sẻ với người khác nhưng chỉ khi chúng có nhiều đồ trong tay.

Tuy nhiên, trẻ từ 3 đến 6 tuổi thường ích kỷ khi chia sẻ hơn. Ví dụ như trẻ có thể cho bạn khác chơi đồ chơi của mình khi bản thân đã không thích chơi món đồ đó nữa. Trẻ sẽ miễn cường cho đồ ăn của mình vì nghĩ mình sẽ được ăn ít hơn.

Trẻ khoảng 7 đến 8 tuổi quan tâm đến sự công bằng và sẵn sàng chia sẻ hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có xu hướng chia sẻ một cách tích cực và cảm thấy hạnh phúc.

Nhìn chung, trẻ cảm thấy hài lòng tốt về bản thân có nhiều khả năng muốn chia sẻ hơn. Và việc chia sẻ này cũng khiến trẻ thấy bản thân tốt hơn. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng chia sẻ là chìa khóa để nâng cao lòng tự trọng của họ.

Cách rèn luyện kỹ năng chia sẻ

Bạn không muốn ép buộc trẻ chia sẻ đồ chơi với trẻ khác. Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra thói quen cho trẻ bằng cách chỉ ra được sự chia sẻ khi trẻ bắt gặp. Khen ngợi trẻ khi trẻ biết chia sẻ và cho trẻ biết cảm giác của người khác cảm thấy như thế nào. Đó là một cử chỉ đẹp khi trẻ làm điều này một cách thường xuyên.

Kỹ năng hợp tác

Kỹ năng hợp tác
Trẻ biết hợp tác tức là trẻ nhanh hòa đồng với các bạn

Hợp tác có nghĩa là cùng làm việc để đạt được mục tiêu chung. Có kỹ năng này thì trẻ có thể hòa nhập nhanh chóng. Với những trẻ nhỏ thì cần hợp tác với các bạn khác chơi trò chơi trên sân trường hoặc trong lớp học. Kỹ năng này là kỹ năng quan trọng kéo dài đến khi trẻ đi làm. Kỹ năng hợp tác chính là chìa khóa trong các mối quan hệ và dẫn đến thành công.

Đối với trẻ hơn 3 tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu cùng nhau hợp tác để chơi đồ chơi chung như xếp lego, xây lâu đài cát ở bãi biển… Một số trẻ có thể cảm thấy mình sẽ là người lãnh đạo, một số khác sẽ cảm thấy thoải mái khi làm theo yêu cầu. Dù sao đi nữa thì kỹ năng này sẽ giúp trẻ tìm hiểu và khám phá bản thân khi chơi chung với các bạn khác.

Cách rèn luyện kỹ năng hợp tác

Hãy cho trẻ biết về tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và sự hợp tác của mọi người có thể giúp hoàn thành mục tiêu nhanh hơn. Cha mẹ hãy tạo cơ hội để cả gia đình tham gia trò chơi hoặc làm việc. Giao cho trẻ một công việc cụ thể khi bạn nấu ăn hoặc xếp quần áo. Trong đó, hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc mà trẻ nhận được.

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe không có nghĩa là giữ im lặng. Mà nó có là sự thấu hiểu về những gì người khác đang chia sẻ. Kỹ năng lắng nghe là một phần quan trọng của sự giao tiếp tích cực.

Phần lớn việc học ở trường phụ thuộc vào khả năng lắng nghe của trẻ khi giáo viên giảng bài. Tiếp thu tài liệu, ghi chép và suy nghĩ về những gì được nghe cũng rất quan trọng giúp trẻ tiến bộ trong học tập.

Và khi trẻ trưởng thành, trẻ nên biết lắng nghe cấp trên, đối tác hoặc người bạn đời của mình. Kỹ năng lắng nghe dần khó rèn luyện hơn khi các thiết bị số đang phát triển và người ta thường nhìn vào điện thoại của mình khi đang nói chuyện với người khác.

Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe giúp trẻ thành công ở trường cũng như ở chỗ làm khi trưởng thành

Khi bạn đọc một cuốn sách cho trẻ nghe, hãy dừng lại ở một số chi tiết và hỏi trẻ về những gì trẻ đã được nghe. Hãy giúp trẻ điền vào chỗ trống khi nào trẻ thiếu thông tin. Khuyến khích trẻ tiếp tục lắng nghe khi bạn đọc tiếp. Ngoài ra, bạn nên nhắc và khuyên trẻ không nên ngắt lời khi người khác đang nói.

Kỹ năng làm theo hướng dẫn

Kỹ năng làm theo hướng dẫn cũng rất quan trọng khi trẻ còn nhỏ cho đến khi trưởng thành.

Nếu lúc nhỏ trẻ không có kỹ năng này thì trẻ có thể không hoàn thành tốt những bài tập về nhà của mình. Thì lúc lớn trẻ có thể gây rắc rối trong công việc.

Nhưng cho dù bạn mong muốn trẻ có thể giỏi hoàn thành công việc hoặc những bài toán theo hướng dẫn thì bạn cần phải thành thạo đưa ra những hướng dẫn.

Chẳng hạn như đừng đưa quá nhiều hướng dẫn cho trẻ một lần. Thay vì bảo trẻ nhặt giày, cất sách hay đi rửa tay một lần. Bạn hãy đợi khi trẻ nhặt giày được rồi thì hãy yêu cầu trẻ làm việc khác.

Hoặc là đưa ra yêu cầu dạng câu hỏi. Ví dụ như con có nhặt đồ chơi của mình hay không? Như vậy trẻ có thể trả lời “ Không”. Khi đưa ra hướng dẫn tức là hãy yêu cầu trẻ làm.

Trẻ có thể mắc sai lầm hoặc quên những gì phải làm nhưng trẻ cũng có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm đó.

Cách luyện tập kỹ năng làm theo hướng dẫn

Hãy khen ngợi trẻ khi trẻ đã làm theo chỉ dẫn của bạn. Cảm ơn trẻ khi trẻ giúp bạn hoàn thành một việc gì đó. Và đưa ra những hướng dẫn khó hơn cho trẻ khi trẻ đã hoàn thành những nhiệm vụ đơn giản.

Kỹ năng tôn trọng không gian cá nhân

Một số trẻ rất gần gũi và thường hay chồm lên người người quen mà không biết rằng người đó không thoải mái. Hãy dạy trẻ biết cách tôn trọng người khác.

Cách rèn luyện kỹ năng tôn trọng không gian cá nhân

Tạo ra những quy tác gia đình và khuyến khích trẻ tôn trọng những thành viên khác. Gõ cửa khi muốn vào phòng của người khác. Hoặc khi trẻ đang đi vệ sinh bạn có thể gõ cửa để trẻ học từ bạn.

Nếu trẻ lấy đồ của người khác thì hãy nói cho trẻ biết lý do và việc đó ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Khi trẻ đứng quá gần hoặc trèo qua người khác thì hãy nhắc nhở trẻ. Dạy trẻ đứng một khoảng cách với mọi người khi nói chuyện. Bạn có thể thực hành khi có một môi trường phù hợp cho trẻ tự nhận thấy.

Kỹ năng giao tiếp bằng mắt

Kỹ năng giao tiếp bằng mắt
Rèn luyện kỹ năng này giúp trẻ tôn trọng người khác khi nói chuyện

Việc giao tiếp bằng mắt là một phần quan trọng trong giao tiếp. Hãy cho trẻ biết được tầm quan trọng của kỹ năng này.  

Cách luyện tập kỹ năng giao tiếp bằng mắt

Bạn có thể nói cho trẻ cảm giác thế nào khi nhìn vào ai đó khi đang nói chuyện. Bạn hãy cho trẻ kể chuyện và nhìn vào trẻ khi trẻ nói chuyện. Và hỏi trẻ về cảm giác khi người khác không nhìn vào trẻ hoặc người khác chăm chú vào câu chuyện của trẻ. Trẻ sẽ rút ra kinh nghiệm và muốn giao tiếp bằng mắt thường xuyên hơn.

Kỹ năng cư xử một cách lịch sự

Kỹ năng cư xử một cách lịch sự hướng đến việc trẻ thành công hơn ở trường học và ở chỗ làm. Thầy cô giáo, người lớn và những người bạn sẽ tôn trọng một đứa trẻ lịch sự. Dĩ nhiên là không phải đứa trẻ nào cũng tự cư xử một cách lịch sự cả. Tất cả đều phải được rèn dũa bởi cha mẹ và thầy cô ở nhà, ở trường hoặc ở nơi công cộng.

Cách rèn luyện kỹ năng cư xử lịch sự

Cha mẹ hãy là một hình mẫu tốt cho trẻ. Hãy nói cảm ơn, xin lỗi hoặc nhờ vả một cách lịch sự một cách thường xuyên nhất có thể với tất cả mọi người chứ không chỉ riêng trẻ. Nhắc nhở trẻ khi trẻ cư xử chưa đúng hoặc chưa lịch sự.

Kỹ năng sống không phải thứ mà trẻ có sẵn. Đó là những kỹ năng mà trẻ có được do rèn luyện cho đến khi trưởng thành. Một số kỹ năng khá phức tạp, điều quan trọng là phải quyết đoán khi bạn bè bắt nạt, lên tiếng khi thấy có sự bất công. Đầu tư cho những kỹ năng này sớm nhất để trẻ có thể thành công sau này vì đó cũng chính là sự thành công của chính bạn.

Hãy chia sẻ kinh nghiệm sống này nếu bạn thấy hữu ích!

Nguồn: verywellfamily.com