Các kỹ năng sống cơ bản mà cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ từ nhỏ
Để trẻ trở thành một người có trách nhiệm với bản thân và mọi người trong tương lai thì dạy trẻ những kỹ năng sống cơ bản ất quan trọng. Việc dạy những kỹ năng này không phải ngày một ngày hai mà cha mẹ phải mất thời gian. Những nỗ lực của cha mẹ phải có sự nhất quán với nhau trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Trẻ càng có nhiều kỹ năng thì khi trẻ trưởng thành trẻ sẽ là một người sống có ích và có trách nhiệm. Dưới đây là những kỹ năng sống cơ bản mà bạn nên hình thành cho trẻ trước khi trẻ lớn và tự đi bằng đôi chân của mình:
Kỹ năng nấu ăn
Mỗi đứa trẻ cần được học nấu ăn trước khi bước ra ngoài xã hội. Nếu trẻ có thể tự nấu ăn thì trẻ có thể tự chăm sóc bản thân mình, chăm sóc cho người khác. Hơn nữa kỹ năng này giúp trẻ có thể phân biệt được đâu là những thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho mình.
Sẽ có từng kỹ năng và dụng cụ phù hợp với từng lứa tuổi. Việc của cha mẹ đó là chuẩn bị cho con, kèm cặp và giúp đỡ con những kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng việc đó phù hợp với lứa tuổi và kỹ năng mà con đang có. Vì việc nấu ăn đôi khi cũng khá nguy hiểm.
Với việc hình thành kỹ năng nấu ăn từ nhỏ trẻ có thể tự đọc công thức. Trẻ cũng biết cách làm theo bất kỳ công thức nào khi trưởng thành. Khi nấu ăn cùng trẻ, hãy giải thích tác dụng của từng dụng cụ nấu ăn, các thành phần trong món ăn đó có tác dụng gì và cách sử dụng chúng ra sao.
Dạy con nấu ăn là một kỹ năng được hình thành trong một thời gian dài. Hãy đề nghị trẻ giúp bạn chuẩn bị những bữa ăn hàng ngày để trẻ phát triển được các kỹ năng được học. Mỗi lần như thế, bạn hãy vừa làm vừa giải thích những gì bạn đang làm. Để trẻ có thể học được điều mới hàng ngày trong bếp.
Giặt đồ
Việc giặt đồ của bản thân cũng là một điều quan trọng. Giặt đồ có nghĩa bao gồm giặt tay, sử dụng máy giặt, máy sấy, phơi đồ cũng như cách sắp xếp tủ đồ. Việc đi học xa nhà cũng như những buổi ngoại khóa hay du lịch dài ngày cũng đòi hỏi trẻ cần có kỹ năng này. Hãy để trẻ hình thành kỹ năng này sớm để phục vụ chính bản thân của trẻ. Vì không phải phụ thuộc bởi ai kể cả cha mẹ.
Nếu trẻ còn quá nhỏ, bạn hãy để trẻ ngồi bên cạnh và sắp xếp đồ hoặc phơi đồ cùng bạn. Việc đồng hành thường xuyên cùng cha mẹ trong những công việc này giúp trẻ phát triển trách nhiệm giúp đỡ người khác.
Quản lý chi tiêu
Nghe đến quản lý chi tiêu có vẻ khá khó đối với các bạn nhỏ. Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra rằng con của mình thuộc nhóm người tiết kiệm hay là thiên về nhóm người chi tiêu. Nhiệm vụ của cha mẹ đó là cân bằng điều này. Hãy hướng dẫn trẻ tự quản lý tài chính của mình từ nhỏ. Trẻ nên được tự chịu trách nhiệm tài chính của bản thân mình. Từ đó trẻ sẽ tự chịu trách nhiệm tài chính khi trưởng thành.
Nghệ thuật nói chuyện
Nói chuyện là việc mà chúng ta giao tiếp hàng ngày với người khác. Việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội cũng từ những cuộc nói chuyện mà ra. Vậy làm thế nào để trẻ có những kỹ năng nói chuyện và giao tiếp tốt? Trẻ cần biết cách bắt đầu một câu chuyện với bất kỳ ai. Đây là cách trẻ kết nối với mọi người. Khả năng bắt chuyện cũng như nói chuyện với người khác là một kỹ năng không phải trẻ nào cũng rèn luyện được. Tuy nhiên, nếu trẻ học được kỹ năng này thì nó thực sự quý giá khi ra ngoài xã hội. Trẻ sẽ tự tin hơn mỗi khi sử dụng khả năng này. Kỹ năng này cũng sẽ dẫn đến sự tự tin và niềm tin xã hội mà trẻ theo đuổi sau này.
Một ngày nào đó, trẻ gặp một ai đó có vị trí quan trọng trong xã hội. Và nếu trẻ tự tin vào khả năng nói chuyện của mình và thực hiện nó một cách thường xuyên thì những cuộc phỏng vấn xin việc cũng như cuộc họp quan trọng trong cuộc đời trẻ sẽ thành công hơn.
Kỹ năng đánh máy
Cho dù mai này trẻ trở thành công nhân hoặc bộ phận trí thức thì trẻ cũng phải cần có kỹ năng đánh máy. Với thời đại công nghệ hiện nay thì việc đánh máy và sử dụng bàn phím là một kỹ năng cần thiết.
Cách đặt và cách đạt được mục tiêu
Bạn nên dạy trẻ cách thiết lập và cách đạt được mục tiêu từ nhỏ đến lớn. Và dĩ nhiên là phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trẻ thường xuyên thiết lập mục tiêu sẽ trở thành người thành công và có trách nhiệm tương lai. Mục tiêu bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn sẽ giúp trẻ trong những lần đầu khi trẻ chưa thành thạo.
Giữ gìn sức khỏe
Trách nhiệm bảo vệ cơ thể là điều cơ bản của mỗi người. Một lối sống lành mạnh luôn cần cho bất kỳ ai. Cha mẹ nên dạy con cái về thói quen ăn uống lành mạnh cũng như tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe.
Một số cách cha mẹ có thể dạy trẻ cách chăm sóc cơ thể của bản thân:
- Ăn cùng gia đình ( ít nhất 1 lần 1 ngày)
- Đưa con tham gia các hoạt động xã hội
- Giảm bớt thời gian dành cho các thiết bị điện tử
- Không dùng thức ăn để làm phần thưởng cho trẻ
- Tìm một ngôi trường có chương trình vận động hàng ngày
Chăm chút cho vẻ bề ngoài
Vẻ bề ngoài và quần áo mặc trên người rất quan trọng. Nếu bạn có một vẻ ngoài lôi thôi, bạn sẽ ít được tôn trọng ở nơi làm việc. Ngoại hình cũng cho thấy rằng bạn là ai, bạn là người như thế nào cho dù là bạn có thích hay không?
Ấn tượng đầu tiên của một người là về ngoại hình. Việc mặc quần áo thích hợp khi đến những nơi thích hợp là một kỹ năng sống thiết yếu. Bạn có tôn trọng sự kiện mà mình sắp phải tham dự? Những gì bạn mặc khiến cho những người xung quanh nghĩ tốt hoặc xấu về bản thân bạn. Do đó, bạn hãy dạy cho trẻ những kỹ năng này ngay từ khi còn nhỏ. Hãy chỉ cho trẻ tầm quan trọng của ngoại hình và cách mặc đồ phù hợp trong thời thơ ấu của trẻ. Những ví dụ của riêng bạn đã định hướng cho trẻ không mắc phải những sai lầm khi trưởng thành.
Cách sử dụng các công cụ và sửa chữa cơ bản
Các dụng cụ cơ bản như búa, đinh, lắp ráp quạt hay thêu thùa, may vá là những dụng cụ thường gặp hàng ngày. Hãy chỉ cho trẻ cách sử dụng chúng trước khi trẻ trưởng thành.
Trẻ sẽ tự biết cách khâu lại một chiếc nút áo bị sút ra khi không có bạn ở bên. Hãy chỉ chúng những điều cơ bản và trẻ sẽ tự phát triển bằng những lần thực hành thực tế. Nếu một chiếc ốc trên đồ chơi của trẻ bị rơi ra thì bạn hãy chỉ cho trẻ cách sử dụng tuốc nơ vít để đặt chiếc ốc lại vị trí cũ.
Khi bạn dạy trẻ những kỹ năng này từ sớm, thì trẻ đang dần có trách nhiệm với chính đồ đạc và căn nhà của chính mình.
Quản lý thời gian
Trẻ nên bắt đầu biết cách quản lý thời gian từ khi còn nhỏ. Cha mẹ không nên dạy trẻ trì hoãn việc chuẩn bị đi học và sau đó vội vã ra khỏi cửa. Chúng ta hãy dạy trẻ tiết kiệm thời gian vào buổi sáng và chúng nên mặc quần áo vào đúng lúc và ăn sáng đúng thời gian trước khi đến trường.
Nếu trẻ gặp khó khăn khi thức dậy sớm vào buổi sáng thì hãy cho trẻ đi ngủ sớm hơn. Dạy trẻ thức dậy ở một thời điểm nhất định để trẻ luôn thấy sẵn sáng và không cảm thấy vội vàng là điều quan trọng trong quản lý thời gian. Hãy đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ là yếu tố quan trọng ảnh hướng đến giờ giấc trong tương lai của trẻ.
Hãy dạy trẻ việc đến sớm quan trọng hơn so với đến muộn như thế nào. Tất nhiên, cha mẹ cũng nên nhất quán trong hành vi của chính mình để bản thân luôn là tấm gương cho trẻ noi theo.
Cách ứng phó trong trường hợp khẩn cấp
Mỗi đứa trẻ nên biết cách ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Gọi cấp cứu là điều cơ bản nhất mà bạn có thể dạy trẻ. Tiếp đó, nếu trẻ lớn hơn bạn hãy dạy trẻ những phản ứng khi có việc khẩn cấp như giật điện . Khi trẻ lớn hơn, trẻ nên được học kỹ năng sơ cứu khi bị đứt tay hoặc có ai đó bị chết đuối…
Việc đăng ký cho trẻ những lớp học kỹ năng hè là điều cần thiết. Ở đó, trẻ có thể học được nhiều kỹ năng cơ bản, trẻ trưởng thành hơn và biết cách ứng phó với những trường hợp khẩn cấp.
Những kỹ năng này là vô cùng cần thiết vì một ngày nào đó trẻ có thể tự bảo vệ chính mình và cứu được người khác.
Nuôi dạy con là điều còn quan trọng hơn việc cho con ăn và cho con quần áo mặc. Hãy đảm bảo cho trẻ luôn có được một nền giáo dục tốt nhất. Việc này bao gồm chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng sống để trẻ có thể tồn tại ở bất kỳ đâu.
Hãy chia sẻ kinh nghiệm sống này nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Nguồn: lifehack.org
Xem thêm: