Tác dụng của hạt chia đối với sức khỏe con người
Gần đây, hạt chia được mọi người thường xuyên sử dụng. Vậy tác dụng của hạt chia là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:
- Giá trị dinh dưỡng và những tác dụng của dưa leo
- Mẹo làm đẹp và chăm sóc sức khỏe: Tác dụng của mật ong và chanh
- Chăm sóc sức khỏe: Người bị bệnh huyết áp cao không nên ăn gì?
Hạt Chia
Hạt chia được lấy từ hoa của cây Chia – có nguồn gốc từ Mexico và Guatemanla. Hạt chia có hình dạng giống hạt vừng. Từ thời xa xưa, cây Chia đã được trồng bởi người Aztec, Maya và các bộ lạc khác. Hạt chia cũng chính là lương thực chính của người Maya và cũng là thực phẩm quan trọng đối với người Mỹ bản địa. Sự sụp đổ của người Maya và sự suy giảm dân số ở khu vực Bắc Mỹ đã làm việc sử dụng hạt chia bị hạn chế.
Hạt chia đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Vào đầu thế kỷ 20, hạt chia đã được trồng và được sử dụng phổ biến hơn vì những tác dụng của nó đối với sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của hạt chia
Hạt chia không chứa cholesterol và chứa nguồn năng lượng, chất béo, carbohydrate và chất xơ cao. Hạt chia cũng giàu vitamin C, thiamin, vitamin E, natri và kẽm. Bên cạnh đó, hạt chia còn chứa rất nhiều khoáng chất như canxi, phốt pho, kali và magie.
Hạt chia cũng có tác dụng chống oxy hóa vì nó chứa flavonol glycoside, kaempferol, quercetin, myricetin, axit linolenic, axit chloroge và axit caffeic. Những chất này giúp kiềm chế các gốc tự do trong cơ thể. Hơn nữa, theo những nghiên cứu của tiến sĩ M. Silvia Taga, hạt chia cũng chứa hàm lượng omega-3 cao.
Tác dụng của hạt chia đối với sức khỏe
Ngăn ngừa bệnh tim
Hạt chia được coi là một loại thực phẩm tốt cho tim mạch vì chúng chứa hàm lượng omega-3 và axit alpha-linolenic cao. Axit béo omega-3 là chất béo tốt giúp bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa sự tấn công vào hệ tim mạch. Bằng cách giảm các chất béo không tốt tấn công và duy trì hệ thống tim mạch cân bằng.
Chăm sóc da
Theo Tạp chí Sắc ký, hạt chia có khả năng chống oxy hóa cao. Những chất oxy hóa này có thể sửa chữa những tế bào da và ngăn ngừa da bị tổn thương thêm. Bên cạnh đó, các chất béo omega 3 giúp duy trì độ ẩm đồng thời ngăn ngừa khô da và trì hoãn lão hóa da hiệu quả. Thêm đặc tính chống viêm, hạt chia cũng có thể ngăn ngừa mụn chứng cá.
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Theo cuốn sách Magic of Chia, James Scheer đã chỉ ra rằng hàm lượng chất xơ có trong hạt chia rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tăng cường đường ruột của cơ thể. Sau khi ăn, hạt chia có trong dạ dày có thể tạo ra được một chất gel có tác dụng như prebiotic. Prebiotic này giúp hỗ trợ sự phát triển của những vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Hạt chia cũng làm cho bạn có cảm giác no lâu hơn. Do đó, cũng hạn chế được việc ăn quá nhiều.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Các loại tinh bột và carbohydrate cố trong hạt chia giải phóng chậm hơn những loại thực phẩm thông thường khác. Vì vậy, bệnh nhân bị tiểu đường tuýt 2 sẽ không bị tăng lượng đường trong máu ngay sau khi ăn hạt chia. Sự giải phóng đường chậm hơn giúp máu có thể hấp thu tối ưu các loại đường có trong hạt chia và phân bổ đến từng tế bào trong cơ thể.
Ngăn ngừa bệnh loãng xương
Lượng canxi có trong hạt chia cao hơn trong sữa. Hạt chia cũng chứa boron giúp chuyển hóa canxi cần thiết. Vì thế, hạt chia cũng cải thiện những chức năng cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương, yếu khớp.
Tăng cường sức khỏe răng miệng
Ăn hạt chia hàng ngày có thể loại bỏ những vấn đề về nha khoa. Vì chúng cung cấp lượng canxi, phốt pho và kẽm cần thiết cho răng. Từ đó, giúp cho răng khỏe mạnh, loại bỏ mùi hôi miệng và chăm sóc răng miệng hiệu quả.
Tăng năng lượng
Uống hạt chia là hình thức tăng năng lượng mà không cần nạp vào bất kỳ một chất đường không lành mạnh nào. Các vận động viên trên thế giới khẳng định rằng họ sử dụng hạt chia để tăng năng lượng một cách hiệu quả.
Kiểm soát cân nặng
Hạt chia kiểm soát sự thèm ăn giúp những người thừa cân kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Ngăn ngừa mệt mỏi
Hạt chia chứa axit béo tốt giúp kiểm soát trí nhớ và ngăn ngừa những tình trạng mệt mỏi.
Quản lý huyết áp
Việc tiêu thụ hạt chia thường xuyên cũng tốt cho những người bị huyết áp cao. Các nghiên cứu cho thấy hạt chia kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Ngăn ngừa viêm khớp
Hạt Chia có hàm lượng axit alpha-linolenic. Chất này giúp cơ thể dễ dàng chuyển đổi thành axit béo omega-3 và hoạt động như một chất kiểm soát viêm lý tưởng. Những axit béo của hạt chia kiểm soát viêm trong khớp và động mạch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ 4 gram axit alpha-linolenic hàng ngày là đủ để ngăn ngừa viêm khớp.
Ngăn ngừa ung thư
Từ lâu, hạt chia được biết đến với lợi ích chống ung thư hiệu quả. Theo tạp chí Y học lâm sàng, axit omega 3 có trong hạt chia có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư cổ tử cung và ung thư vú.
Bổ mắt
Hạt chia chứa nhiều axit béo omega hơn so với cá hồi và các loại hạt. Giúp ngăn ngừa triệu chứng khô mắt và giảm viêm ở mắt. Ăn hạt chia hàng ngày giúp mắt luôn khỏe mạnh.
Thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai
Hạt chia được xem như là một loại thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai. Hạt chia giúp phát triển trí não của bé, bổ sung canxi, năng lượng và chất xơ tốt. Ngoài ra, hạt chia cũng kiểm soát lượng đường, ngăn ngừa các tình trạng như thiếu máu, tiền sản giật.
Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe này nếu bạn thấy hữu ích!
Nguồn: organicfacts.org