Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán mà bạn cần tránh

0
2541
Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán mà bạn cần tránh
Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán mà bạn cần tránh

Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán mà bạn cần tránh

Bạn sẽ gặp khó khăn trong sự nghiệp và công việc của mình nếu không có những kỹ năng đàm phán cơ bản. Bạn có thể đạt được những thỏa thuận mà bạn và đối tác của mình nếu tránh khỏi những sai lầm sau:

1. Không có sự chuẩn bị

Ngay cả khi bạn có một ý tưởng khá rõ ràng về những gì bản thân bạn muốn từ một cuộc đàm phán thì điều đó chỉ là trong suy nghĩ. Bạn phải chuẩn bị và thực hành đàm phán thử dựa trên những lập luận của mình.

Khi bạn có sự chuẩn bị, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Điều này có quan trọng không? Chắc chắn rồi. Bạn cần chuẩn bị với bất kỳ một cuộc đàm phán nào. Nếu bạn có thể chứng minh được rằng bạn có đầy đủ kiến thức về chủ đề của cuộc đàm phán. Nó thể hiện bạn nghiêm túc với công việc. Đối tác của bạn cũng sẽ nhận ra được điều đó và họ sẽ có niềm tin nơi bạn nhiều hơn.

Chuẩn bị và thực hành đàm phán trước để tránh sai sót không đáng có

Nếu bạn có một cuộc đàm phán với nhiều đối tác thì bạn hãy bàn bạc với nhóm của mình xem ai sẽ nói những vấn đề gì. Việc thực hành trước và chuẩn bị kỳ như vậy sẽ cho thấy vai trò của từng thành viên. Đồng thời làm rõ từng vấn đề. Hãy thảo luận thêm về những gì mà đối tác có thể nêu ra và bạn cần thêm những gì để thỏa hiệp với họ. Ghi chú lại thật kỹ và cuối cùng là mang đến cuộc họp.

2. Không tạo lập mối quan hệ

Cố găng tạo lập mối quan hệ với bên kia nếu bạn có thể. Chỉ gần gặp gỡ và nói về những câu chuyện bên lề cũng có thể xây dựng được niềm tin từ đối tác của mình. Thêm vào đó, bạn cũng có cái nhìn sâu sắc hơn về đối tác. Cũng như tham vọng của họ cũng như quan điểm của họ về cuộc đàm phán sắp tới.

Có thể bạn sẽ có một cuộc đàm phán khó khăn ở phía trước. Nhưng bạn cũng có thể đạt được cuộc thỏa thuận nếu bạn thiết lập một mối quan hệ tốt.

Xem thêm>>> Những bài học về kinh nghiệm sống truyền cảm hứng cho bạn

3. Quá căng thẳng

Việc cố gắng đạt được thỏa thuận với đối tác đôi khi khiến cho bạn cảm thấy khó khăn. Bạn có thể nói sai, giải quyết vấn đề chưa đúng thời điểm hoặc quá mặc cả. Bạn có thể gạt qua những cảm xúc này bằng cách đàm phán. Mục đích của đàm phán là đạt được thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên.

4. Chưa biết lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe là điều bạn cần phải học hỏi nếu bạn muốn thành công. Nếu bạn muốn đạt được thỏa thuận và thao thao bất tuyệt mà không lắng nghe đối tác muốn gì thì bạn khó mà đạt được thỏa thuận. Nếu bạn có kỹ năng lắng nghe tốt, bạn có thể tìm hiểu những gì mà đối tác mong muốn. Bạn xác định được điểm chung và tìm được khoảng cách của hai bên ra sao. Hãy lắng nghe một cách tích cực dựa trên sự đồng cảm để hiểu được động cơ và mục đích của đối tác của mình.

5. Không hiểu về giải pháp thay thế tốt nhất cho cuộc đàm phán

Về cơ bản, bạn đến với cuộc đàm phán là muốn đạt được những gì bạn muốn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết lựa chọn thay thế tiếp theo của mình nếu bạn chưa đi đến được đích. Khi bạn hiểu biết về điều này thì bạn cũng biết rằng khi nào bạn nên “cắt lỗ” và chịu thiệt một ít. Để hai bên đều đạt được cuộc thỏa thuận của mình.

Có một giải pháp dự trù và thay thế có nghĩa là bạn có thể đẩy mạnh được cuộc đàm phán. Cũng như quá trình để đạt được thỏa thuận nhanh hơn mong đợi.

Xem thêm>>> Kinh nghiệm kinh doanh cho người khởi nghiệp

6. Mong đợi quá nhiều

Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán

Bạn cần đạt được thỏa thuận để giúp công ty mình phát triển. Tuy nhiên không phải cuộc thỏa thuận nào cũng đạt được như bạn mong muốn. Đừng mong đợi quá nhiều khi bạn không đạt được kết quả mong muốn. Nếu được hãy xem đây như là một cuộc trải nghiệm và từ bỏ một cách nhẹ nhõm nhất.

Bạn có thể rút khỏi cuộc đàm phán nếu không đạt được thỏa thuận giữa 2 bên. Bạn cũng sẽ ở một vị trí cao hơn nếu đối tác quyết định đàm phán lại. Điều này cũng sẽ thể hiện trách nhiệm của đối tác nếu họ mong muốn cải thiện được cuộc đàm phán này.

Khi bạn quyết định từ bỏ, có thể bạn sẽ có được nhiều sự lựa chọn hơn và có nhiều cánh cửa khác sẽ mở ra với công ty của bạn.

Xem thêm>>> Những sai lầm cần phải tránh khi kinh doanh quần áo

7. Quá tập trung về giá cả

Đàm phán trong một thương vụ thường là về tiền bạc. Giá cả tất nhiên là quan trọng, tuy nhiên nó chỉ là một khía cạnh trong cuộc thỏa thuận. Hãy xem xét những khía cạnh còn lại của thương vụ này. Ví dụ như bạn có thể thêm một vài điều khoản độc quyền, các dịch vụ bổ dụng hoặc cải thiện một vài điều khoản trong hợp đồng để cả hai đều có lợi.

8. Luôn cố gắng chiến thắng

Bạn đang có một vị trí trên cơ và bạn mong muốn bạn được thỏa thuận có lợi có mình. Tuy nhiên, việc đàm phán chỉ có hiệu quả khi rời khỏi cuộc họp cả hai bên đều đã đạt được những điều mà bản thân mình mong muốn. Họ có thể không có thứ mà họ muốn, nhưng họ ít nhất cũng đạt được những thỏa thuận có giá trị. Đừng quá tham lam khi giành hết những điều có lợi cho chính mình mà gây bất lợi cho những lần đàm phán tiếp theo.

9. Đưa ra tối hậu thư

Nếu bạn sử dụng những cụm từ như “ Đây là ưu đãi tốt nhất của chúng tôi”. Hoặc “ Đây là thỏa thuận cuối cùng được đưa ra bởi công ty tôi” trong ngay cuộc đàm phán ban đầu của cả hai thì sẽ không còn chỗ để cuộc thỏa thuận tồn tại.

Cơ hội tìm được thỏa hiệp sẽ rất mong manh hơn rất nhiều khi bạn đưa ra tối hậu thư như thế này. Bạn đã vô tình dồn đối tác của mình vô một góc bằng cách tiếp cận hơi hung hăng và độc đoán. Bạn chỉ nên làm điều này khi cả hai bên đã cố gắng tìm ra được lối thoát trong cuộc đàm phán và bên kia đang dần “ bỏ đi” khỏi vị trí ban đầu.

Xem thêm>>> Chia sẻ 5 ý tưởng kinh doanh ít vốn lãi cao thiết thực nhất

Việc đưa tối hậu thư được các chuyên gia đàm phán sử dụng để khuyến khích đối tác đưa ra quyết định cuối cùng và phá vỡ bế tắc của họ.

Trên đây là những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán mà bạn cần tránh. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kỹ năng trong công việc của mình.

Hãy chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Nguồn: linkedin.com

Xem thêm: