Khởi nghiệp và những điều cần biết để lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

0
2124
b

Bạn đã có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời và sẵn sàng thực hiện ý tưởng đó. Vì vậy bạn sẽ cần những hỗ trợ cần thiết khác. Tuy nhiên, việc kêu gọi vốn không hề dễ dàng như bạn nghĩ. Do đó, bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh thật tốt để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Với bài viết sau, bạn sẽ tìm hiểu rõ hơn về khởi nghiệp và những điều cần biết để lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

Những yếu tố chính trong kế hoạch kinh doanh để thu hút nhà đầu tư

Khởi nghiệp và những điều cần biết để lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Bạn sẽ cần làm một bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh thật kỹ về doanh nghiệp. Cũng như ý tưởng và cách bạn đang điều hành nó. Thông thường, khoảng 50 % các start up thất bại trong 4 năm đầu tiên khởi nghiệp. Vì có kế hoạch kinh doanh chưa được kỹ lưỡng. Do đó, bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng. Sau đây là những yếu tố chính trong một bản kế hoạch kinh doanh tốt để thu hút các nhà đầu tư:

1. Bản tóm tắt điều hành

Khởi nghiệp và những điều cần biết để lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Một bản tóm tắt điều hành bao gồm một mô tả ngắn gọn về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của bạn. Thông thường bạn sẽ có có khoảng một đến hai trang. Chúng bao gồm ngắn gọn mọi yếu tố trong kế hoạch kinh doanh. Bản tóm tắt này nên được viết sau cùng vì bạn sẽ tóm tắt tốt hơn kế hoạch kinh doanh sau khi đã hoàn thành nó.

Xem thêm >>> Kỹ năng kinh doanh cần thiết cho người khởi nghiệp thành công

2. Bản mô tả doanh nghiệp

Đây là một bản mô tả thực tế về doanh nghiệp của bạn. Mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ nào bạn cung cấp. Những cách bạn dự định bán sản phẩm cũng như cách bạn thực hiện điều đó như thế nào. Bạn cũng có thể thảo luận về cách khởi nghiệp của mình với đối thủ cạnh tranh.

3. Phân tích thị trường

Khởi nghiệp và những điều cần biết- Một bản kế hoạch phân tích thị trưởng hoàn chỉnh rất quan trọng đối với  1 start up

Phần này tương đối quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp. Bạn sẽ phải chứng minh được bạn đã thực hiện nghiên cứu thích hợp về thị trường mục tiêu của mình. Khu vực cạnh tranh và thị phần cũng như đối thủ mà thị trường đang có. Trong bản phân tích thị trường này cũng phải trình đối tượng khách hàng tiềm năng của mình và cách bạn dự định tiếp cận họ. Ngoài ra, bạn cũng phải phân tích xu hướng trong ngành. Cũng như đề xuất các cách sử dụng chúng cho lợi thế khởi nghiệp của mình.

4. Quản trị doanh nghiệp

Quản trị khởi nghiệp cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hãy đi sâu vào các chi tiết hành chính của startup của bạn như số lượng nhân viên, chuyên môn của ban giám đốc, vai trò của bản thân bạn đảm nhận và cách bạn lên kế hoạch quản lý nhân sự của mình.

Xem thêm >>> Mẹo hay: Khởi nghiệp khi túi tiền hạn hẹp

5. Chiến lược tiếp thị

Khởi nghiệp và những điều cần biết – Chiến lược tiếp thị

Bạn cần phải chứng minh với các nhà đầu tư rằng bạn có kế hoạch điều hành doanh nghiệp của mình. Điều này được thực hiện trong chiến lược tiếp thị của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định các kênh chính mà khách hàng mục tiêu của bạn đang sử dụng. Đặt ra một kế hoạch để tiếp cận thị trường mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các kênh đó. Trong bản chiến lược tiếp thị này nên bao gồm thêm những chiến thuật bán hàng thành công được sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bạn sẽ phải chỉ ra ưu và nhược điểm của sản phẩm cạnh tranh và cải thiện nó.

6. Yêu cầu hỗ trợ vốn

Bạn đã có cấu trúc cơ bản của khởi nghiệp. Và giờ bạn nên đưa ra ước tính chi phí để bắt đầu nó. Đừng băn khoăn và lo lắng quá nhiều. Nếu bạn có những đề xuất rõ ràng và hợp lý theo cùng bản kế hoạch kinh doanh thì bạn có thể kêu gọi vốn thành công. Hãy lập một kế hoạch rõ ràng cùng cách sử dụng vốn một cách chi tiết để kêu gọi vốn thành công.

7. Dự báo tài chính

Điều hành một doanh nghiệp có nghĩa là bạn phải theo dõi dòng tiền. Đưa ra một dự đoán chính xác về chi phí dự kiến, doanh thu dự kiến ​​và ngân sách đề xuất dựa trên những nghiên cứu thị trường liên quan trước đó.

Để lập ra một bản kế hoạch kinh doanh thật tốt, bạn cần biết về những yếu tố chính của nó. Hãy sử dụng 7 yếu tố này để có một bản kế hoạch kinh doanh thật chỉn chu và hoàn hảo. Điều chỉnh nó cho đến khi nào bạn thấy thật sự hợp lý và bắt đầu đi kêu gọi vốn.

Trên đây là những điều bạn cần biết những điều cần biết để lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Chúc bạn khởi nghiệp thành công!

Hãy chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm kinh doanh này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Nguồn: cascadebusnews.com

Xem thêm >>> Kỹ năng kinh doanh cần thiết cho người khởi nghiệp thành công