Những kinh nghiệm khi lấy hàng quần áo kinh doanh

0
3538

Những kinh nghiệm khi lấy hàng quần áo kinh doanh

Bán hàng quần áo, thời trang bạn phải lựa chọn được nguồn hàng rẻ, hợp mode thời trang… Nhưng kinh nghiệm khi lấy hàng quần áo sau đây giúp bạn thêm kiến thức kinh doanh mặt hàng này nhé.

Đối với các cửa hàng kinh doanh quần áo thì tìm việc tìm nguồn hàng uy tín, chất lượng giá cả hợp lý rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và uy tín của cửa hàng. Có nhiều nguồn nhập hàng khác nhau, dưới đây là một số gợi ý cho các chủ cửa hàng.

 1. Nhập hàng từ các chợ đầu mối

Các chủ cửa hàng quần áo có thể trực tiếp đến các chợ đầu mối để chọn hàng hóa. Có rất nhiều chợ đầu mối quy mô lớn như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp ở Hà Nội, chợ Tân Bình, chợ An Đông ở TP HCM, hay chợ Móng Cái ở Quảng Ninh.

Hàng hóa đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và số lượng lớn bởi hầu hết quần áo tại đây đều là hàng nhập từ Quảng Châu hoặc từ các xưởng may gia công. Ngoài ra, nhập hàng ở các chợ đầu mối còn có ưu điểm là thuận tiện, tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó cũng tiết kiệm chi phí đi lại mà giá cả lại hết sức cạnh tranh.

Các chủ cửa hàng cũng nên cân nhắc do hàng hóa tại các chợ đầu mới thường có chất lượng trung bình, kiểu dáng và mẫu mã đại trà. Một vấn đề nữa khi nhập hàng tại các chợ đầu mối là vấn đề giá cả. Đối với các nhà buôn lâu năm có kinh nghiệm và các mối hàng quen có thể mua được hàng chất lượng với giá rẻ so với những người mới kinh doanh. Do đó kinh nghiệm là nên tham khảo những người lấy hàng trước để được giới thiệu. Hoặc khảo giá thật kỹ trước khi quyết định mua hàng.

 2. Nhập hàng từ chợ Quảng Châu (Trung Quốc), chợ Thái Lan

Thay vì nhập hàng từ các chợ đầu mối, chủ cửa hàng có thể nhập hàng từ chợ Quảng Châu, chợ Thái Lan, ưu điểm lớn nhất là giá rẻ. Do hàng hóa được nhập tận gốc nên không mất chi phí qua các trung gian phân phối. Thường thì mức chi phí tiết kiệm được lên tới 40% so với việc nhập hàng trong nước. Việc tiết kiệm chi phí này sẽ giúp cửa hàng tăng doanh thu và lợi nhuận.

Không những thế, hàng hóa tại các chợ này phong phú hơn các chợ trong nước, với mẫu mã mới nhất. Do đó nếu ai có ý định tìm kiếm các mối hàng lâu dài thì đây là lựa chọn hiệu quả.

Hàng quần áo Thái Lan tuy chưa được ưa chuộng như đồ gia dụng. Tuy nhiên quần áo Thái Lan cũng ngày càng chiếm được cảm tình của khách hàng và thị phần tại Việt Nam. Các chủ cửa hàng thường nhập tại chợ Pratunam, nơi được mệnh danh là thiên đường hàng giá rẻ. Tuy nhiên, để nhập được hàng từ chợ các Quảng Châu hay Thái Lan, các chủ cửa hàng cần có kinh nghiệm về đi lại cũng như vận chuyển hàng về Việt Nam.

3. Nhập hàng từ các xưởng may gia công

Khi các quy định về vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng khắt khe. Các chủ cửa hàng có thể nhập hàng từ các xưởng may gia công trong nước. Nguồn này có ưu điểm là mẫu mã và giá cả có sức cạnh tranh cao do số lượng có hạn và lấy tận xưởng. Tuy nhiên, chất lượng vải vẫn là từ Quảng Châu và không phải nhà buôn nào cũng đủ vốn để ôm toàn bộ lô hàng từ xưởng sản xuất.

 4. Nhập hàng từ các shop thời trang khác

Việc này phù hợp với những cửa hàng nhỏ lẻ, không đủ vốn để lấy cả dây hoặc lấy với số lượng lớn. Ngoài ra, các chủ cửa hàng có thể lựa chọn một số mẫu mã làm hàng độc. Nhập hàng từ các shop thời trang có nhược điểm là giá cả cao hơn, có khi chênh tới 10 đến 20% so với các chợ đầu mối.

Nếu nhập hàng theo phương thức này các chủ cửa hàng nên tìm nhiều mối hàng để đa dạng hóa sản phẩm cũng như thương lượng mức giá cả hợp lý. Hoặc gom nhiều đơn hàng để nhập với mức gía buôn.

5. Đặt hàng từ các website quần áo Trung Quốc

Với hình thức này, các chủ cửa hàng có thể lựa chọn nhiều mẫu mã độc đáo với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên khó mà đảm bảo được chất lượng sản phẩm có đúng như mô tả trên trang web. Một số website Trung Quốc có lượng người trung cập lớn như www.chenxifushi.com, www.mofayichu.com, www.eeshow.com.cn… Bạn cần lựa chọn các shop uy tín và kiểm tra cẩn thận đơn đặt hàng cẩn thận trước khi thanh toán.

Trên đây là một số kinh nghiệm khi lấy hàng quần áo cho các chủ cửa hàng tham khảo cũng như xem xét để lựa chọn nguồn nhập phù hợp với quy mô, tài chính của của cửa hàng mình.

Chúc các bạn kinh doanh thành công!

(st)