Nguyên nhân trẻ bị ho? Khi nào trẻ bị ho cần đi bác sĩ?
Nguyên nhân trẻ bị ho
Các mẹ hay lo lắng về những cơn ho ở trẻ. Nhất là khi thời tiết lạnh và giao mùa là cơ hội cho vi rút lây lan nhanh. Vậy nguyên nhân trẻ bị ho và khi nào trẻ bị ho cần đi bác sĩ? Hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Ho là một trong những triệu chứng bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Ho có thể nghe có vẻ là một bệnh lý khiến cha mẹ lo lắng. Nhưng triệu chứng này không phải là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Trên thực tế, ho là một phản xạ tốt và quan trọng giúp bảo vệ đường thở ở cổ họng và ngực.
Mặc dù vậy, đôi khi trẻ bị ho cũng cần sự can thiệp của bác sĩ. Để giúp các mẹ hiểu khi nào nên xử lý triệu chứng này tại nhà và khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ thì mẹ cần phân biệt các loại ho sau:
Các loại ho phổ biến nhất:
- Ho khan
- Ho gà
- Ho kèm khò khè
- Ho vào ban đêm
- Ho ban ngày
- Ho kèm sốt
- Ho kèm nôn
- Ho dai dẳng
1. Ho khan
Ho khan thường do sưng đường hô hấp. Ho khan bắt nguồn từ việc sưng thanh quản và khí quản. Trẻ nhỏ hơn có đường dẫn khí nhỏ hơn so với người lớn. Nếu bị sưng, có thể làm cho khó thở. Trẻ em dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất vì đường thở khá hẹp.
Cơn ho khan có thể bắt đầu đột ngột và thường là vào giữa đêm. Hầu hết những đứa trẻ mắc bệnh sẽ có tiếng thở rít khi hít thở
2. Ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella ho gà gây ra. Trẻ bị ho gà sẽ có những cơn ho từ phía sau lưng mà không phải từ lồng ngực. Khi hết ho, trẻ sẽ hít một hơi thật sâu và tạo ra âm thanh rít. Các triệu chứng khác của ho gà là sổ mũi, hắt hơi, ho nhẹ và sốt nhẹ.
Ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nghiêm trọng nhất ở trẻ dưới 1 tuổi không được tiêm vắc-xin ho gà. Đó là một phần của vắc-xin DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà ho gà). Bệnh này rất dễ lây lan. Vì vậy tất cả trẻ em nên tiêm ngừa ho gà lúc 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 tháng và 6 tuổi.
3. Ho kèm khò khè
Nếu con bạn phát ra tiếng thở khò khè khi thở ra điều này có thể có nghĩa là đường hô hấp dưới trong phổi bị sưng. Ho kèm khò khè có thể xảy ra với bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản do nhiễm virus. Khò khè cũng có thể xảy ra nếu đường hô hấp dưới bị chặn bởi một vật lạ. Một đứa trẻ bắt đầu ho sau khi mắc thức ăn hoặc đồ chơi nhỏ thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
4. Ho về đêm
Nhiều cơn ho trở nên kéo dài hơn vào ban đêm. Khi trẻ bị cảm lạnh, chất nhầy từ mũi và xoang có thể chảy xuống cổ họng và gây ho trong khi ngủ. Hãy đi khám nếu cơn ho đêm kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ của con bạn.
Hen suyễn cũng có thể gây ho vào ban đêm vì đường thở có xu hướng nhạy cảm và khó chịu hơn vào ban đêm.
5. Ho ban ngày
Không khí lạnh hoặc hoạt động nhiều có thể làm cho trẻ ho nặng hơn vào ban ngày. Cố gắng đảm bảo rằng không có gì trong nhà như vật nuôi hoặc khói thuốc khiến trẻ ho nhiều hơn vào ban ngày.
6. Ho kèm sốt
Một đứa trẻ bị ho, sốt nhẹ và sổ mũi có thể bị cảm lạnh. Nhưng ho với sốt trên 39 ° C có thể là do viêm phổi, đặc biệt là nếu trẻ có dấu hiệu yếu đi và thở nhanh. Trong trường hợp này, hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.
7. Ho kèm nôn
Mốt sô trẻ em thường ho nhiều đến nỗi cổ họng bị kích hoạt và khiến trẻ nôn. Ngoài ra, một đứa trẻ bị ho do cảm lạnh hoặc hen suyễn có thể nôn nhiều nếu có nhiều chất nhầy chảy vào dạ dày và gây buồn nôn. Trong trường hợp này, các mẹ không nên quá lo lắng. Trừ khi, trẻ nôn kéo dài không dứt thì nên đưa trẻ đi khám.
8. Ho dai dẳng
Ho cảm lạnh do virus có thể kéo dài cả tuần. Hen suyễn, dị ứng hoặc nhiễm trùng mãn tính cũng có thể gây ho kéo dài. Nếu con bạn vẫn bị ho sau 3 tuần, hãy đi khám bác sĩ.
Phân biệt các loại ho như thế nào?
Nếu bạn lo lắng về các cơn ho của trẻ hãy cho trẻ đi khám bác sĩ. Tùy thuộc vào loại ho, các triệu chứng khác và thời gian kéo dài, bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp chữa ho hợp lý.
Điều trị các cơn ho như thế nào?
Hầu hết các cơn ho là do virus và nó sẽ hết khoảng 1 – 2 tuần. Các bác sĩ thường không kê đơn thuốc kháng sinh vì kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại vi khuẩn.
Trừ khi các cơn ho làm trẻ mất ngủ nếu không không cần dùng thuốc. Thuốc có thể giúp một đứa trẻ ngừng ho, nhưng chúng không điều trị được nguyên nhân gây ho. Nếu bạn sử dụng thuốc ho không kê đơn thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Làm thế nào để trẻ bớt ho?
- Với chứng ho khan, bạn có thể bật nước nóng khi tắm ở trong phòng tắm và đóng cửa lại để cho hơi nước sẽ tràn hết phòng tắm. Sau đó, ngồi trong phòng tắm với trẻ trong khoảng 20 phút. Hơi nước sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.
- Máy tạo độ ẩm phun trong phòng ngủ có thể giúp trẻ ngủ ngon.
- Tiếp xúc với không khí mát mẻ ngoài trời một thời gian ngắn có thể làm giảm ho. Hãy nhớ mặc quần áo phù hợp với thời tiết ngoài trời chơi trong vòng 15 – 20 phút.
- Uống đồ uống mát như nước trái cây có thể làm dịu và điều quan trọng là giữ cho con bạn ngậm nước. Nhưng tránh uống soda và nước cam vì đồ uống này có thể gây tổn thương cho cổ họng.
- Nếu con bạn bị hen suyễn, hãy chắc chắn rằng bạn đã được bác sĩ chuẩn bị các biện pháp chống những cơn hen. Và chắc chắn rằng bạn luôn có thuốc hen trong nhà.
Khi nào trẻ bị ho cần đi bác sĩ?
- Trẻ ho kèm khó thở
- Trẻ thở nhanh hơn bình thường
- Trẻ tím tái ở môi, mặt hoặc lưỡi
- Trẻ bị sốt cao (đặc biệt là nếu trẻ bị ho nhưng KHÔNG bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi)
- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi
- Trẻ hơn 3 tuổi và bị ho kéo dài hơn 1 vài giờ
- Trẻ ho và phát ra tiếng “rít” khi hít vào sau khi ho
- Trẻ ho ra máu
- Trẻ khò khè khi thở ra
- Trẻ mệt mỏi, cáu gắt
- Trẻ bị mất nước; Các dấu hiệu như chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng hoặc dính, mắt trũng, khóc ít hoặc không chảy nước mắt, hoặc đi tiểu ít thường xuyên hơn (hoặc có ít tã ướt hơn)
Trên đây là lý do nguyên nhân trẻ bị ho, cách điều trị cũng như các triệu chứng ho và khi nào mà bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bị ho.
Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe này nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Nguồn: kidshealth.org
Xem thêm:
- “Tuyệt chiêu” trị dứt điểm bệnh cảm cúm mà không cần dùng tới thuốc kháng sinh
- Mẹo hay trị ngay bệnh viêm họng vừa tái phát mà không cần dùng thuốc
- 5 bệnh dễ mắc phải ở trẻ từ 5-11 tháng và cách phòng ngừa