5 bệnh dễ mắc phải ở trẻ từ 5-11 tháng và cách phòng ngừa

0
1557
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất non yếu nên  bé rất dễ gặp phải một số bệnh thường gặp như rôm sảy, tưa lưỡi, hăm, sốt, nôn trớ,… Bất cứ một sự thay đổi bất lợi nào từ môi trường bên ngoài cũng có thể khiến bé gặp vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là 5 bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-11 tháng và một số mẹo vặt sức khỏe để phòng tránh mẹ nào cũng nên “bỏ túi”.
1. Sốt
Đây là chứng bệnh thường gặp nhất không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân thường gặp là nhiễm siêu vi. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt như do mọc răng, do rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, do tiêm ngừa…
Cách tốt nhất để phòng chống nguy cơ cảm lạnh cho bé đó là hãy nhanh chóng hạ nhiệt cho trẻ bằng khăn sạch với nước ấm, có thể dùng nhiệt kế đo nhiệt độ trước khi tiến hành lau mát. Cho bé nằm ngửa, cởi bỏ quần áo, nhúng khăn vào thau, vắt hơi ráo. Chú ý đặt khăn ở các vị trí nhiệt nhiều như hỏm nách, bẹn hay những nơi có mạch máu lớn. Đây là một trong những mẹo vặt sức khỏe tốt nhất để hạ sốt cho bé mà bất cứ mẹ nào cũng nên biết để chăm sóc tốt sức khỏe cho bé yêu.
2. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu hay bệnh zona thần kinh ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra nhiều biến chứng phức tạp như viêm phổi, viêm cầu thận cấp,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, cần ngay lập tức cách ly trẻ bởi bệnh thủy đậu rất dễlây lan. Chú ý vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng ở các nốt thủy đậu khi chúng bắt đầu vỡ nước. Đối với những trẻ có nguy cơ biến chứng cao, cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Cách phòng chống tốt nhất để hạn chế nguy cơ thủy đậu ở trẻ đó là hãy đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần trang bị những mẹo vặt sức khỏe cần thiết về căn bệnh này để hỗ trợ kịp thời cho trẻ.
3. Nôn trớ
Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Có thể đó là những dấu hiệu của chứng thiếu canxi hoặc là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ.
Cách khắc phục: bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá. Không để trẻ khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày. Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng thấp. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15 – 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm ngay dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.
4. Rôm sảy
Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Gia đình nên điều trị và theo dõi bé cẩn thận, không được tự ý dùng thuốc uống, thuốc thoa ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng ngừa:
– Vệ sinh mặt, miệng cho trẻ thật kĩ sau mỗi lần ăn hay bú sữa. Các mẹ chỉ cần rửa sạch nhẹ nhàng da mặt bé bằng khăn mềm với nước ấm từ 2 – 3 lần/ngày
– Hạn chế cho trẻ ăn một số thực phẩm có thể khiến vết lác lan nhiều hơn như trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật,…-
– Tránh cào gãi ở trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.
– Nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.
– Kem, sữa, hay dầu dưỡng ẩm là những loại mỹ phẩm hỗ trợ giúp bé trị dứt rôm sảy Các mẹ nên thoa bé tối thiểu 2 lần/ngày để giúp duy trì độ ẩm và giúp cho da bé trở nên mềm mại hơn.
5. Táo bón
Bệnh táo bón ở trẻ em đã trở thành một mối lo lắng của bất kì mẹ nào có con nhỏ. Khi bé không thể tự đi vệ sinh  bình thường làm các mẹ rất xót xa và tìm cách chữa trị táo bón cho con bằng các mẹo vặt sức khỏe tốt nhất. Hiện tượng táo bón không nguy hại nhưng sẽ khiến các bé bị nặng bụng, mẹ cần cho bé ăn thật nhiều rau xanh, trái cây …cung cấp chất xơ  không hòa tan, là thành phần giúp hình thành khối phân có tính thấm nước cao, giúp phân trẻ mềm mại hơn. Uống nước đầy đủ sẽ giúp làm mềm phân. Chú ý không nên cho bé uống nhiều sữa. Sữa có thể góp phần vào việc xuất hiện chứng táo bón.