Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách xử lý khi trẻ khóc đêm?
Tất cả những ông bố bà mẹ đều mong muốn lúc nào cũng ôm em bé. Nhưng đôi khi điều này tạo cho trẻ có cảm giác không thể xa ba mẹ. Vậy ôm ấp và bế trẻ quá nhiều sẽ ảnh hưởng gì đến trẻ? Và cách xử lý khi trẻ khóc đêm như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau nhé:
- Cách chọn mua quần áo cho trẻ sơ sinh nhanh gọn và tiết kiệm nhất
- Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh cho những ai lần đầu làm mẹ
- Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ nên thuộc nằm lòng
[wps_alert type=”success”]Nhu cầu cảm xúc của trẻ[/wps_alert]
Em bé của bạn cần bạn lúc nào cũng phải nhẹ nhàng và ôm ấp. Cảm giác yêu thương và an toàn của trẻ cũng xuất phát từ đây. Một đứa trẻ mới sinh ra nên được người mẹ của mình ôm ấp ngay cả khi chưa cắt dây rốn. Điều này sẽ giúp gắn kết cũng như xây dựng cho trẻ sự phát triển cảm xúc lành mạnh.
Nhưng em bé của bạn cũng có những nhu cầu về cảm xúc khác. Bao gồm nhu cầu trở nên độc lập để quản lý cuộc sống của chính bản thân trẻ. Trẻ có thể giải quyết những nhu cầu về cuộc sống mà không cần có cha mẹ bên cạnh khi lớn lên. Vì vậy, bạn cần phải cân bằng được khi nào được ôm ấp và khi nào là không nên.
Một số hạn chế khi bạn lúc nào cũng ôm ấp trẻ:
- Phụ thuộc vào ba mẹ lâu hơn mức cần thiết
- Lúc nào cũng mong muốn ba mẹ ở bên cạnh
- Trở nên mè nheo và khóc lóc khi ba mẹ rời khỏi tầm mắt
- Không thể tự xoay xở với những trường hợp nhỏ
Ngược lại, nếu bạn hiếm khi nào bế và ôm ấp trẻ, trẻ sẽ có những tình trạng sau:
- Cảm thấy buồn và cô đơn
- Nghĩ rằng cha mẹ không yêu thương mình
- Không thoải mái trong vòng tay cha mẹ khi cha mẹ ôm ấp
- Mất hứng thú với những gì xảy ra xung quanh
Vậy khi nào bạn nên bế và ôm ấp trẻ?
Câu trả lời là bạn chỉ nên bế và ôm trẻ tùy hoàn cảnh.
Nếu bạn áp dụng tốt với tùy trường hợp thì em bé của bạn sẽ có hướng phát triển tâm lý tốt nhất. Đây là lý do các chuyên gia cho rằng không nên ôm trẻ liền khi trẻ khóc. Ngược lại, cũng không nên bỏ mặc trẻ khóc hoàn toàn. Hãy thực hiện cách tiếp cận một cách hợp lý đối với tùy trường hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đặt ra các quy tắc quá cứng nhắc về việc khi nào nên ôm và khi nào không nên ôm trẻ.
Công việc của cha mẹ đó là tìm hiểu ý nghĩa đằng sau việc trẻ khóc và đòi bế. Thường là trẻ sẽ thấy khó chịu hoặc chỉ muốn được chú ý.
[wps_alert type=”success”]Phân biệt những lý do làm trẻ khóc[/wps_alert]
Có hai luồng ý kiến, đó là:
- Một số người cho rằng trẻ nên được ôm liền ngay khi bắt đầu khóc
- Một ý kiến khác đó là trẻ không nên được ôm liền mà hãy để trẻ tự ổn định tâm lý
Vậy làm thế nào để cha mẹ biết khi nào trẻ nên được bế? Vậy bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:
Có phải trẻ khóc vì thu hút sự chú ý của cha mẹ?
[wps_alert type=”success”]Cách xử lý khi trẻ khóc đêm[/wps_alert]
Có những đêm trẻ khóc vì ướt bỉm hoặc vì trẻ đói bụng. Nếu sau khi thay bỉm và cho bú trẻ sẽ nín khóc và ngủ lại thì điều này không có vấn đề.
Còn nếu vì những lý do khác thì bạn hãy ngồi bên cạnh cũi của trẻ, đứng bên trẻ và nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ. Đừng nghĩ trẻ chưa hiểu gì. Nếu bạn làm vậy thì trẻ cũng được trấn an. Nhưng đừng vội vàng chạm vào người trẻ.
Ngày đêm sau, nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc. Bạn cũng hãy đứng cạnh cũi của trẻ. Nhưng bạn không nên nói gì.
Đêm kế tiếp, nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc thì hãy bạn hãy đứng bên phòng của bạn và theo dõi tình hình.
Bằng cách giảm dần tiếp xúc này, trẻ sẽ bớt khóc về đêm.
Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này với những trường hợp khác.
Chúc các bé mạnh khỏe và mau lớn.
Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé này nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Nguồn: madeformums.com