Kinh nghiệm sống: Những đức tính khiến một CEO thành công
“Bạn không thể bắt đầu công việc của bạn nếu bạn không thể bán sản phẩm hay dịch vụ của mình. Nếu bằng bản năng của mình, bạn không thể thuyết phục ai đó đi theo cách suy nghĩ của bạn. Bạn sẽ chẳng bao giờ nhấc nổi doanh nghiệp của mình lên khỏi mặt đất.” Gerard Danford, tiến sỹ khoa học, giải thích.
Nhưng để trở thành một CEO vĩ đại còn khó hơn nữa. Bạn có thể tham khảo những điều dưới đây để thấy những điều mà một CEO startup làm để trở nên khác biệt với những người còn lại.
1/ Họ không chỉ giỏi tuyển dụng mà còn sa thải
“Bất cứ khi nào bạn thấy một CEO thực sự vĩ đại, bạn đều sẽ thấy một người với sở trường về tuyển dụng. Điều đó giống như bán một ai đó cho giấc mơ hay doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt khi người đó dường như không còn quá quan trọng hay trở nên quá rủi ro.
Tôi từng làm việc cho một CEO người rất giỏi tuyển dụng, nhưng ông ấy không hề sa thải ai cả. Thật bất hạnh cho doanh nghiệp đó. Cho dù thế nào đi nữa, phần nhiều những CEO tốt nhất luôn thu hút được người khác.” Robert Scoble, nhà tương lai học tại Rackspace cho biết.
2/ Trí thông minh đường phố còn quan trọng hơn trí thông minh sách vở
“Hãy lao ra ngoài và hiểu khách hàng còn quan trọng hơn nhiều so với sự thông minh sách vở hay nghiên cứu máy tính.” Mark Suster, đối tác tại quỹ Upfront Ventures.
3/ Đặt lợi ích của bản thân xuống phía sau
“Phần lớn các doanh nghiệp đều có mức độ nhất định những lợi ích riêng. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo khởi nghiệp thành công đều đặt những người liên quan đến công ty lên trước lợi ích cá nhân của riêng mình.
Những tình huống không thể tránh khỏi sẽ phát sinh, khi những người lãnh đạo chủ chốt ngấm ngầm thu lợi và gia tăng lợi ích tài chính cho mình, trong khi buộc nhân viên và các nhà đầu tư phải gánh chịu chi phí đó. Người chiến thắng sẽ là người chống được các cám dỗ này.” Theo ông John Greathouse, doanh nhân, nhà đầu tư và là một giáo sư, cho biết.
4/ Họ chấp nhận việc trái với thông lệ
“CEO của Zappos, Tony Hsieh, có niềm tin vào sản phẩm của mình. Từ những ví dụ lớn về đề nghị đưa mọi người tiền để rời khỏi công ty sau khi đào tạo (và đề nghị người rời đi gấp đôi số đó nếu họ không áp dụng hệ thống quản lý mới của anh ấy, được gọi là Holocracy), đến những ví dụ nhỏ hơn như việc anh ấy chọn sống ở bãi cắm trại của xe moóc bên cạnh văn phòng với con thú cưng Alpaca, cho dù đã bán công ty tỷ USD của mình cho Amazon.
Tất cả cho thấy anh ấy sẽ theo đuổi niềm tin thực sự của mình và không đề điều gì khác làm che khuất tầm nhìn của mình.” Daniel Rodic – đồng sáng lập của Exact Media.
5/ Họ đều định hướng chi tiết nhưng không tiểu tiết
“Một CEO phải là người định hướng đến chi tiết, nhưng không quản lý đến tiểu tiết (đó là sự khác biệt). Xây dựng một công ty là ghép tất cả các mảnh nhỏ vừa với nhau để cỗ máy có thể mang lại những kết quả có thể dự báo về quy mô.” Henning Moe, người bán hàng và là một doanh nhân cho biết.
6/ Có can đảm để làm việc lớn
“Điều thú vị là không ai nói về sự can đảm. Bạn phải có sự can đảm để đâm đầu vào nguy hiểm. Không chỉ vậy, bạn còn cần sự can đảm để đi theo con đường riêng của mình khi mọi người xung quanh đều nói bạn là điên rồ, sai lầm hay thiếu kinh nghiệm.
Bạn cũng phải can đảm để làm những gì bạn cho là đúng bất kể sự khôn ngoan thông thường. Và cuối cùng, bạn cần can đảm để đứng vững, để trở nên phi thường và để trở thành kẻ đối đầu (nếu cần), để nói “không” khi mọi người nói có và để đủ tự tin để là chính mình.” Tolis Dimopoulos, luật sư cho startup của hãng luật Sophos Law.
7/ Đừng ảo tưởng. Hãy thực tế
“Những CEO khởi nghiệp huyền thoại hiểu rõ trò chơi mà họ đang chơi. Họ biết rằng chưa đến 1% các startup công nghệ trị giá 1 tỷ USD.
Họ không ảo tưởng về thực tế rằng ngành công nghiệp của chúng ta chỉ sản sinh ra một số rất nhỏ các huyền thoại về sự thành công, một nhúm nhỏ những người không tiếng tăm gì, và vô số người bị bỏ lại trên đường.” Christopher Lochhead, đối tác đồng sáng lập hãng tư vấn thiết kế Play Bigger.
8/ Có thể giao phó công việc
“Những nhà sáng lập đều vĩ đại vì họ có thể làm rất nhiều việc. Nguồn năng lượng không giới hạn, đam mê và thời gian. Nhưng một khi công ty đến một giai đoạn nào đó, họ phải biết giao phó công việc.
Nhiều nhà sáng lập đã thất bại, bởi họ muốn kiểm soát. Tôi gọi đó là quy luật của số 10. Nếu bạn quản lý từ 0 đến 10 người, bạn có thể đứng đầu trong mọi việc. Nếu bạn quản lý 100 người (thông qua những báo cáo trực tiếp gửi đến bạn), bạn phải biết giao phó trách nhiệm. Mọi người gửi báo cáo trực tiếp đến bạn để yêu cầu bạn đưa ra lời khuyên, nhưng sau đó họ hành động.
Nếu bạn quản lý 1000 người (vẫn thông qua những báo cáo trực tiếp), thì mọi người chỉ nói với bạn những gì họ đã làm sau khi họ làm được. Điều đó đòi hỏi một kỹ năng hoàn toàn khác so với việc thành lập công ty với mười nhân viên.” John Backus, nhà đầu tư mạo hiểm và là một cựu doanh nhân.
9/ Mọi doanh nhân vĩ đại đều là người bán hàng
“Bạn không thể bắt đầu công việc của bạn nếu bạn không thể bán sản phẩm hay dịch vụ của mình. Nếu bằng bản năng của mình, bạn không thể thuyết phục ai đó đi theo cách suy nghĩ của bạn, bạn sẽ chẳng bao giờ nhấc nổi doanh nghiệp của mình lên khỏi mặt đất.” Gerard Danford, tiến sỹ khoa học, giải thích.
10/ Họ biết cách tạo động lực cho người khác
“Họ không chỉ biết làm thế nào để bán ý tưởng và tầm nhìn của mình, mà còn truyền năng lượng cho người khác và thúc đẩy họ theo đuổi chúng” Yulichka YD.
11/ Biết cách tận hưởng ở mức độ nhất định sự căng thẳng
“Tôi nghĩ rằng khả năng để nắm lấy cơ hội, khám phá và cho phép sự căng thẳng trong sáng tạo là điều gì đó ngăn cách 10% những người hàng đầu với số còn lại. Tôi đã thấy nhiều CEO dành phần lớn thời gian để tránh xung đột hoặc nhằm mục đích có được sự đồng thuận, và cuối cùng điều này có thể cản trợ sự sáng tạo. Tất nhiên, đây chỉ là một thuộc tính đi kèm với tất cả những điều tuyệt vời khác được liệt kê ở đây.” Alice Chan, người tư vấn PR.
12/ Họ là người may mắn
“May mắn. Bất cứ ai có thể được đứng vào top 10% mà nói họ không gặp nhiều may mắn trên con đường của mình, đều là đang tự lừa dối bản thân.” Chris Puttick, đồng sáng lập của Two Ten.
13/ Sẵn sàng học hỏi mỗi ngày
“Bạn cần tiếp tục học hỏi mỗi ngày. Bạn càng nhanh thu hẹp vòng lặp phản hồi cho doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ càng làm cho tổ chức của mình thành một tổ chức luôn học tập, có thể thích ứng và vận hành dựa trên những gì thị trường cần, tốt hơn cả bạn sẽ làm được.” Joseph Puopolo.
Bạn đã có được bao nhiêu điều trong này rồi? Và bạn đã thành công chưa?
(Sưu tầm)