Bật mí những phương pháp học nhanh thuộc và nhớ lâu
Có rất nhiều phương pháp học khác nhau đối với từng môn học. Vì dụ như học ngoại ngữ, có những người thích học nghe nói. Bên cạnh đó, những người khác lại thích nghiên cứu từ vựng và ngữ pháp. Có người tìm kiếm cơ hội để thực hành, những người khác lại bị mắc kẹt vào bài vở. Những phương pháp này đều không sai – nhưng chúng khác nhau. Nó sẽ phù hợp với những người này, tuy nhiên lại không phù hợp với những người khác. Nhiệm vụ của bạn đó là tìm ra cách học thích hợp với mình nhất.
Những cách học khác nhau giúp bạn học nhanh thuộc và nhớ lâu hơn. Hãy cùng khám phá những phương pháp học nhanh thuộc này để xem bạn phù hợp với cách nào nhé:
Theo Đại học Vanderbilt thì có hơn 70 phong cách học tập khác nhau. Nhưng cho đến nay, có 4 phương pháp học phổ biến nhất đó là:
- Phương pháp trực quan (visual) – học bằng cách nhìn.
- Phương pháp thính giác (âm thanh) – học bằng cách nghe.
- Phương pháp đọc / viết – học bằng cách đọc và viết.
- Phương pháp xúc giác – học bằng cách di chuyển và hành động.
Hãy tìm hiểu sâu hơn về từng cách học nhé:
- Hướng dẫn săn học bổng thành công sinh viên nên thuộc lòng
- Những bài học về kinh nghiệm sống truyền cảm hứng cho bạn
- Câu chuyện về bài học cuộc sống: Tảng đá giữa đường đi
[wps_alert type=”success”]Phương pháp học trực quan [/wps_alert]
Phương pháp học trực quan phù hợp nhất cho những người thích xem video và các bài thuyết trình bằng hình ảnh, biểu đồ hay đồ thị.
Bộ não của con người xử lý thông tin bằng hình ảnh nhanh hơn nhiều so với văn bản. Nếu bạn thích học bằng phương pháp này thì bạn có thể tiếp nhận và lưu giữ nhiều thông tin một cách nhanh chóng.
[wps_alert type=”success”]Phương pháp nghe[/wps_alert]
Phương pháp nghe phù hợp cho những người thích nghe giảng bài và cách sách âm thanh. Người phù hợp với phương pháp này có thể dễ dàng học và nhớ những gì họ đã nghe qua.
Những người này sau khi xem một bộ phim họ sẽ nhớ lời thoại trong bộ phim đó hơn là những hành động mà diễn viên làm trong đó.
[wps_alert type=”success”]Phương pháp đọc – viết[/wps_alert]
Tương tự như hai phương pháp trên thì phương pháp đọc – viết phù hợp với những người thích đọc và viết. Những người này cũng có thể dễ dàng nhớ và khắc sâu thông tin sau khi học được đọc và viết lại.
Nếu bạn không cần phải nỗ lực để ghi nhớ thông tin khi được đọc và viết lại thì bạn thực sự phù hợp với phương pháp này.
[wps_alert type=”success”]Phương pháp học bằng xúc giác[/wps_alert]
Phương pháp này phù hợp cho những người thích được thực hành.
Vậy bạn có biết được phương pháp nào phù hợp với bản thân hay không?
Mỗi người chúng ta đều có những cách học khác nhau. Bạn có thể kết hợp 2 hoặc nhiều phương pháp học để hiệu quả hơn trong học tập. Ví dụ như, bạn rất thích học bằng phương pháp trực quan, nhưng bên cạnh đó bạn không nên tự giới hạn bản thân bằng cách chỉ học bằng phương pháp này. Nếu bạn chỉ giới hạn trong một phương pháp học, bạn có thể bỏ lỡ những nội dung khác hữu ích.
Hãy tìm ra phương pháp học mà bạn có thể nhớ nhanh để làm ưu thế cho mình. Bên cạnh đó, hãy linh hoạt kết hợp những phương pháp khác. Điều này làm cho việc học của bạn lúc nào cũng mới mẻ và thú vị. Nó cũng dẫn đến khát khao tìm kiếm những kiến thức mới và không ngừng học tập trong bạn.
Mẹo học nhanh thuộc và dễ nhớ
1. Tìm ra được phương pháp học nhanh nhất của mình
Ví dụ như bạn đang muốn học cách làm một cái tủ trong phòng của mình thì bạn có thể học qua video hay muốn ai đó chỉ trực tiếp cho bạn?
Tìm ra câu trả lời thì bạn sẽ tìm ra được phương pháp phù hợp với mình. Sau đó, bạn có thể tự đánh giá những lĩnh vực nào bạn nên áp dụng phương pháp này. Từ đó, bạn có thể áp dụng các cách học khác nhau trong từng tình huống khác nhau.
2. Tăng cường luyện tập và thoát khỏi thói quen
Giống như bạn sẽ tăng được cơ bắp khi bạn tăng cường tập thể dục thì bộ não của con người cũng vậy. Đặc biệt là khi bạn thoát ra khỏi thói quen học tập bình thường.
Có nghĩa là nếu bạn muốn học được nhiều và nhanh hơn thì bạn nên sửa đổi bài học theo cách dễ hiểu hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp nhiều cách học khác nhau để tìm một cách dễ nhớ nhất đối với bài học đó.
3. Cải thiện những phương pháp học mà bạn nghĩ chưa phù hợp
Bạn nghĩ bạn không hợp với phương pháp nghe. Tuy vậy, thay vì gạt bỏ phương pháp này thì hãy coi như phương pháp này là một thử thách. Bạn có thể nỗ lực cải thiện bằng cách nghe podcast hoặc audiobook.
Học tập là đơn giản là mài dũa bản thân và cải thiện những gì mà bạn đang thiếu. Vì vậy, bạn nên tập trung và củng cố các kỹ năng tổng thể thì việc học cũng trở nên dễ dàng hơn.
4. Đọc to
Bạn đã thử làm điều này trước đây chưa? Việc đọc to sẽ làm bạn đọc chậm hơn. Nhưng việc đọc to những thông tin giúp bạn nhấn mạnh hơn những thông tin vào trong đầu của bạn. Một nghiên cứu của trường đại học Waterloo đã chỉ ra rằng đọc to văn bản giúp đưa nội dung vào bộ nhớ của con người lâu hơn.
5. Kiểm tra bộ nhớ thường xuyên
Một trong những cách tốt nhất để tăng khả năng lưu trữ thông tin của bộ nhớ là kiểm tra thông tin đó. Chẳng hạn như: bạn xem một đoạn video về một nội dung cụ thể ngày hôm nay. Thì hãy tự kiểm tra những nội dung của video vào ngày hôm sau. Điều này sẽ giúp bạn nhớ và hiểu nội dung của video hơn.
Đây chỉ là những phương pháp học nhanh mà bạn nên tham khảo. Nhưng tất nhiên, học tập luôn phải đi đôi với thực hành thì mới thực sự có hiệu quả.
Taylor Caldwell đã từng nói: “ Việc học tập là một niềm vui và đầy hứng thú. Học tập cũng chính là hành trình phiêu lưu vĩ đại của trí óc cũng như cuộc đời”.
Chúc bạn thành công!
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Nguồn: lifehack.org