Trong ăn uống không phải ai cũng biết cách ăn uống sao cho có khoa học, dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe. Chia Se Meo Hay tổng hợp 22 sai lầm trong ăn uống hàng ngày cho bạn tham khảo nhé…
1. Không luộc rau củ quả quá nhừ để không làm giảm lượng vitamin có trong rau , sẽ làm giảm chất dinh dưỡng
2. Không đun chảo nóng khi xào rau , vì như thế món ăn sẽ gây hại cho dạ dày , khiến dạ dày viêm loét , gây ợ chua .
3. Không cho mì chính vào những món ăn có nhiều vị chua . Vì mì chính sẽ phát sinh ra một loại axít mới có hại cho sức khỏe .
4. Không tẩm ướp gia vị quá sớm khi quay thịt , dễ làm cho protein trong thịt bị đông cứng lại , miếng thịt co nhỏ , không ngon .
5. Không đổ nước lạnh vào nồi nước hầm thịt , nước lạnh sẽ làm cho protein và lipid đông lại , món ăn không còn chất bố dưỡng .
6. Không ngâm thịt , cá vào chậu nước , vì như thế khoáng chất sẽ giảm đi đáng kể.
7. Không bật to lửa khi rán mỡ lợn , nhiệt độ cao mỡ có thể sinh ra một chất rất hôi , ăn vào sẽ có hại cho thực quản , khí quản lẫn hệ tiêu hoá .
8. Không làm muội trứng luộc bằng nước lạnh . Khi trứng gặp nước lạnh sẽ co lại , tạo ra khoảng trống khiến cho vi khuẩn rất dễ xâm nhập không tốt cho sức khỏe .
9. Không dùng nước nóng để rã đông thịt . Vì các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước , thịt không còn mềm và thơm nữa .
10. Không cho giấm vào rau xào , vì trong giấm có chứa axit, rau sẽ bị giảm đi chất dinh dưỡng .
11. Không cho gừng vào cá quá sớm khi kho cá. Vì chất protein từ cá tiết ra sẽ làm cho gừng không thể phát huy tác dụng khử mùi tanh .
12. Không để lửa quá to khi luộc mì. Vì sợi mì sẽ bị cứng bên trong , không còn ngon nữa .
13. Không nấu hoặc ninh kỹ nước mắm quá , vì nhiệt độ cao dễ làm mất đi các axit amin trong mắm .
14. Không cho hạt tiêu vào thức ăn khi nấu . Hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất đi mùi đặc trưng và dễ gây ung thư .
15. Không dùng dầu chiên đi chiên lại . Nếu dùng dầu chiên đi chiên lại sẽ tạo ra chất trans fat (chết béo bão hòa) gây ung thư .
16. Không ăn cơm chan canh :
Theo các chuyên gia dinh dưỡng , trong bữa cơm cần hạn chế các loại nước , dù là nước canh hay nước lọc . Bởi vì uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng do nó làm tăng kích thích của dạ dày . Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại . Điều này sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Thức ăn vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn ngâm mềm , nghiền nát , tiêu hoá . Hơn nữa , khi nhai , nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai diễn ra nhanh hơn , enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được tốt hơn . Khi ăn cơm chan canh , thức ăn không kịp hấp thụ nước bọt mà đã xuống dạ dày , từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá !
17. Không uống nhiều nước sau khi ăn no :
Khác với thói quen ăn cơm chan canh trên , nhiều người lại uống rất nhiều nước sau khi ăn. Điều này cũng gây hại cho cơ thể .
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn cần đảm bảo nguyên tắc “ăn như uống” – tức là nhai kỹ để thức ăn mềm như nước rồi mới nuốt, và “uống như ăn” – tức là uống từ từ từng ngụm nhỏ một . Nên uống các loại nước , kể cả nước hoa quả hay nước lọc sau bữa ăn ít nhất 1 giờ đồng hồ để dạ dày hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn.
Sau đó, cứ 20 phút bạn lại bổ sung cho cơ thể 100ml nước là phù hợp nhất để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước , đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng , hiệu quả .
18. Không ăn quá no :
Nếu bạn ăn no quá vào bữa sáng , trưa , tối thì sẽ làm cho dạ dày căng quá mức , nhu động co bóp chậm lại , dịch tiêu hóa tiết ra không đủ. Từ đó, thức ăn không được tiêu hóa hết gây trở ngại cho chức năng tiêu hoá , dẫn đến lão hoá từ bên trong .
19. Không dùng đũa sơn :
Theo nghiên cứu , sơn chứa nhiều chất hóa học có hại cho cơ thể , đặc biệt là thành phần diêm tiêu sau khi ngấm vào đũa sẽ cùng với nitơ hợp thành một chất độc hại , có thể gây ung thư . Bên cạnh đó, theo nguyên tắc trong an toàn vệ sinh ăn uống , các vật dụng dùng trực tiếp để ăn uống như đũa , bát , đĩa… không được phép sơn màu . Bởi các chất này có thể bị trôi ra ở một điều kiện hay nhiệt độ nào đó. Sơn chứa các oxit kim loại và màu , khi bị phai ra và trôi vào dạ dày , các axit trong cơ thể sẽ tác động đến kim loại gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá .
Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng đũa gỗ hay đũa tre tự nhiên .
20. Không uống nước trà ngay trong hoặc sau bữa ăn :
Ngay trong hoặc sau bữa ăn, nhiều người vẫn thường có thói quen uống nước trà . Tuy nhiên , trà đặc làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa , đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến tiêu hóa và việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể .
Trong nước trà có chứa một hàm lượng lớn tannin và các hợp chất có tính kiềm . Hai chất này khi đi vào dạ dày sẽ gây ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn, từ đó dễ dẫn tới đầy bụng , khó tiêu . Chưa kể, tannin khi kết hợp với protein có trong các thực phẩm như thịt , trứng , sữa , đậu… sẽ tạo thành các chất cặn khó tiêu , chất kết tủa và tạo sỏi . Lâu ngày có thể dẫn tới sỏi thận .
Bạn chỉ nên uống trà sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng.
21. Không hút thuốc lá ngay khi đang ăn hoặc vừa ăn xong :
Thói quen này rất nhiều quý ông gặp phải và cực nguy hại cho sức khỏe . Hút thuốc lá khi vừa ăn xong sẽ gây nguy hại gấp 11 lần lúc bình thường . Bởi khi đang ăn hoặc vừa ăn xong , tuần hoàn máu trong đường máu và dạ dày tăng nhanh , tăng cường nhu động , các mạch máu ở mô mao ruột dài ra. Trong thuốc lá có những độc tố dễ thâm nhập vào cơ thể , cho nên độc hại càng tăng , lúc này cơ thể dễ dàng hấp thu một lượng lớn chất độc hại từ thuốc lá, gây tổn hại gan , não và mạch máu cơ tim .
22. Không nên ăn hoa quả sau khi ăn cơm :
Lý do vì sau khi thức ăn vào đến dạ dày , phải 1-2 tiếng đồng hồ mới tiêu hóa được . Nếu như vừa ăn cơm xong bạn đã ăn hoa quả ngay , các thực phẩm đã ăn trước đó sẽ ngăn lại , khiến cho hoa quả không tiêu hóa được . Bạn sẽ dễ phải đối mặt với chứng đầy bụng , đi ngoài , táo bón .
Sưu tầm