Nhiếp ảnh cho người mới bắt đầu – các yếu tố làm nhòe mờ trong nhiếp ảnh

0
1836
Khả năng làm nhòe mờ hoặc làm mờ hậu cảnh một cách tự do là tính năng cần thiết ở máy ảnh kĩ thuật số có ống kính cảm biến lớn. Chủ thể của bức ảnh sẽ trở nên cực kì ấn tượng khi làm mờ tiền cảnh và hậu cảnh.
                                           Bức ảnh đã được làm mờ hậu cảnh.
Để điều khiển mức độ làm nhòe mờ, có 4 yếu tố được xem là tối quan trọng bao gồm: Khẩu độ f, tiêu cự, khoảng lấy nét và khoảng cách tới hậu cảnh. Bằng cách kết hợp các yếu tố này với nhau thì bạn có thể tạo hiệu ứng nhòe mờ cho chủ thể bức ảnh theo ý muốn.
  1. Thông số f: Thông số f càng nhỏ thì hình ảnh càng nhòe mờ
  2. Tiêu cự: Tiêu cự càng dài thì hình ảnh càng nhòe mờ
  3. Khoảng lấy nét: Khoảng lấy nét càng ngắn thì hình ảnh càng nhòe mờ
  4. Khoảng cách đến hậu cảnh: Khoảng cách này càng dài thì hình ảnh càng nhòe mờ
1. Khẩu độ (thông số f)
Hiện trạng của khẩu độ được thể hiện bằng một con số được gọi là thông số f. Thông số f càng nhỏ, độ nhòe mờ càng lớn. Thông số f càng lớn, độ nhòe mờ càng nhỏ.
                                          Thông số f: 2.8                        Thông số f: 16
Hai bức ảnh này được chụp ở cùng một địa điểm nhưng khác nhau ở thiết đặt thông số f. Với khẩu độ f 2.8, điểm lấy nét nằm trên hạt thủy tinh đỏ còn tiền cảnh và hậu cảnh nhòe mờ. Với khẩu độ f 16, không chỉ điểm lấy nét nằm ở hạt thủy tinh đỏ mà các hạt khác nằm phía trước và phía sau hạt này cũng xuất hiện rõ ràng, không bị nhòe mờ.
2. Tiêu cự
Mức độ nhòe mờ cũng ảnh hưởng bởi tiêu cự. Tiêu cự càng dài thì hình ảnh càng nhòe mờ và ngược lại, tiêu cự càng ngắn, hình ảnh càng rõ. Nếu bạn dùng ống kính zoom, bạn có thể tăng độ nhòe mờ bằng cách chụp tele.
                                              Tiêu cự 35mm Tiêu cự 250 mm
Hai ảnh minh họa trên được chụp với cùng ống kính zoom nhưng ở hai tiêu cự khác nhau lần lượt là 35 mm (góc rộng) và 250 mm (tele). Nhiếp ảnh gia di chuyển máy ảnh sao cho các bông hoa ở tiền cảnh có kích cỡ giống nhau trong cả hai bức ảnh. Giống như ví dụ này, nếu có đủ không gian để di chuyển xung quanh chủ thể, bạn có thể làm nhòe mờ hậu cảnh đáng kể bằng cách di chuyển hơi xa khỏi chủ thể và chụp tele.
3. Khoảng lấy nét (khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể)
Ngoài các thiết đặt của máy ảnh như “khẩu độ” và “tiêu cự”, khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể cũng làm thay đổi mức độ nhòe mờ của hình ảnh. Bạn càng di chuyển máy ảnh đến gần chủ thể thì hậu cảnh càng nhòe mờ. Tuy nhiên, khoảng cách này cũng có giới hạn. Hai ảnh bên dưới được chụp ở khoảng lấy nét khác nhau. So sánh ảnh [1] được chụp ở vị trí cách chủ thể 150 cm, vùng hình ảnh bị nhòe mờ, ngoại trừ vùng lấy nét, lớn hơn so với ảnh [2] được chụp ở vị trí cách 50 cm.
           Ảnh 1 được chụp từ vị trí cách chủ thể 150cm/ Ảnh 2 được chụp cách chủ thể 50cm.
4. Khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh
Cũng như khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể, khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh cũng ảnh hưởng đến mức độ nhòe mờ. Khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh càng xa thì hình ảnh càng nhòe mờ. Trong hai ảnh minh họa dưới đây, ống kính bên phải được di chuyển thụt lùi tới những vi trí khác nhau để so sánh độ nhòe mờ.
Cả hai ống kính đều được lắp đặt ở cùng khoảng cách tính từ máy ảnh đến chủ thể. Ống kính bên trái được di chuyển lùi lại khoảng 15 cm. Ống kính bên phải được di chuyển lùi lại khoảng 30 cm.
Điểm lấy nét được cố định trên ống kính phía bên trái. Bạn có thể thấy hậu cảnh bị nhòe mờ nhiều hơn khi cách xa điểm lấy nét (nơi chủ thể đang đứng) hơn. Trong tình huống bạn có thể di chuyển vật thể ở hậu cảnh, chẳng hạn như khi chụp những vật nhỏ ở trên bàn, bạn có thể điều chỉnh mức độ nhòe mờ theo ý thích bằng cách di chuyển chủ thể chính và vật thể ở hậu cảnh.
Bằng cách này, bốn yếu tố trên quyết định mức độ nhòe mờ của hình ảnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần sử dụng tất cả bốn yếu tố để tạo hiệu ứng nhòe mờ. Tùy theo điều kiện chụp, hãy chỉnh mỗi yếu tố để đạt độ nhòe mờ hiệu quả.
Chúc các bạn thu lượm được những kiến thức bổ ích thông qua những chia sẻ trên!