Những kỹ năng nuôi dạy trẻ hạnh phúc và thành công

0
1108
Những kỹ năng nuôi dạy trẻ hạnh phúc và thành công
Những kỹ năng nuôi dạy trẻ hạnh phúc và thành công

Kỹ năng nuôi dạy trẻ hạnh phúc và thành công

Một đứa trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc thì khả năng thành công sẽ cao hơn những đứa trẻ khác. Vậy chính xác thì phụ huynh nên làm như thế nào?

Nuôi dạy trẻ hạnh phúc không phải chỉ là mang lại cho chúng sự hài lòng và niềm vui nhất thời. Những đứa trẻ hạnh phúc có thể vượt qua sự hài lòng và niềm vui nhất thời để tận hưởng những niềm vui lâu dài trong cuộc sống. Việc này bao gồm những kỹ năng để nỗ lực đạt được những mục tiêu trong tương lai.

Là phụ huynh, bạn có thể giúp con mình có những kỹ năng này bằng cách áp dụng những thói quen lành mạnh một cách thường xuyên nhất. Hãy áp dụng những kỹ năng nuôi dạy trẻ hạnh phúc và thành công sau nhé!

[wps_alert type=”success”] 1. Khuyến khích trẻ chơi ngoài trời [/wps_alert]

Bạn nghĩ không gian ngoài nhà ở của bạn vô cùng nguy hiểm và đầy vi khuẩn? Do đó, bạn không bao giờ muốn đứa trẻ của mình chơi ngoài trời? Đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc chơi ngoài trời nhé. Chạy nhảy, trèo cây, đu quay hoặc thậm chí là đào đất đều tốt cho trẻ.

Khuyến khích trẻ chơi ngoài trời
Khuyến khích trẻ chơi ngoài trời

Các nghiên cứu khoa học cho thấy những mùi hương liên quan đến thiên nhiên như là cỏ cây, hoa lá có thể thúc đẩy được tâm trạng tích cực của trẻ. Vì vậy, bạn nên khuyến khích trẻ đọc một quyển sách ở ngoài sân. Hoặc có thể làm bài tập về nhà ngoài hiên nhà để thúc đẩy tâm trạng.

Việc chơi ngoài trời cũng cải thiện những kỹ năng xã hội của trẻ. Một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Khoa học và Y học về thể thao ở Hoa Kỳ cho thấy những đứa trẻ có nhiều thời gian chơi ngoài trời có thể tăng được sự đồng cảm, gắn kết. Trẻ có thể tự kiểm soát tốt hơn. Và đó là những kỹ năng xã hội quan trọng mà trẻ cần có trong tương lai.

Trẻ có những kỹ năng xã hội tốt có khả năng có những mối quan hệ lành mạnh hơn. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt cũng có thể đạt mức học vấn tốt hơn. Những đứa trẻ đó cũng ít có khả năng bị lạm dụng các chất kích thích hay xu hướng bạo lực hoặc bị béo phì.

Vì những lợi ích đó, bạn hãy khuyến khích trẻ chơi ngoài trời hàng ngày. Ngay cả khi thời tiết có vẻ không thuận lợi, hãy khuyến khích trẻ đi xe đạp, chơi với những bạn khác và chạy ngoài trời.

[wps_alert type=”success”]2. Hạn chế xem những thiết bị điện tử [/wps_alert]

Trẻ rất thích những trò chơi video hoặc coi điện thoại quá nhiều. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Emotion chỉ ra rằng những trẻ có thời gian tiếp xúc với màn hình có chỉ số hạnh phúc ít hơn so với những trẻ dành nhiều thời gian cho thể thao, hoạt động ngoài trời hoặc học tập khác.

Hãy thiết lập giới hạn về thời gian khi trẻ xem ti vi hoặc chơi điện tử. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích trẻ đọc sách, làm bài tập, làm việc nhà hoặc chơi thể thao.

[wps_alert type=”success”] 3. Biết bày tỏ lòng biết ơn [/wps_alert]

Hãy dạy trẻ biết cảm ơn khi nhận được một món quà nhỏ hoặc khi nhận được sự giúp đỡ của ai đó. Bên cạnh đó bạn cũng nên đọc nhiều câu chuyện về lòng biết ơn và giải thích ý nghĩa cho trẻ. Trẻ cũng nên được dạy về việc bày tỏ lòng chân thành khi cảm ơn người khác. Điều này khá quan trọng trong cuộc sống hàng ngày vì nó có thể giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy những người biết bày tỏ lòng biết ơn biết tận hưởng các mối quan hệ và niềm vui trong cuộc sống. Điều này cũng là một chìa khóa để trẻ có một cuộc sống hạnh phúc.

Bạn cũng nên là một tấm gương để trẻ học theo. Hãy biến điều này trở thành thói quen khi trẻ nhận đồ ăn khi ngồi chung bàn cùng bạn. Viết một tấm thiệp cám ơn thầy cô giáo trong ngày 20 – 11 hoặc tặng hoa cho mẹ nhân ngày của mẹ. Điều này cũng khiến trẻ biết ơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày sau này.

[wps_alert type=”success”] 4. Có sự kỳ vọng[/wps_alert]

Kỹ năng nuôi dạy trẻ
Cha mẹ nên có sự kỳ vọng đối với trẻ

Trẻ sẽ đạt được niềm vui lớn hơn khi đặt ra những thử thách khó khăn hơn so với khả năng của mình. Sự kỳ vọng của cha mẹ có tác động lớn để trẻ sẵn sàng thử thách bản thân. Trẻ sẽ học hành chăm chỉ hoặc chơi hết mình đê đáp ứng sự mong đợi của cha mẹ. Miễn là sự kỳ vọng này là hợp lý.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy cha mẹ có sự kỳ vọng học tập cao đối với con cái cũng thúc đẩy con tập trung và phát triển hơn ở trường. Bên cạnh đó, trẻ cũng kiên trì hơn trong những thử thách khó khăn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không nên quá kỳ vọng con của bạn trở nên hoàn hảo. Khi bạn đặt tiêu chuẩn quá cao thì có thể phản tác dụng. Hãy đặt những tiêu chuẩn gần và trẻ có khả năng đạt được. Việc kỳ vọng quá cao của cha mẹ có thể khiến trẻ căng thẳng và bỏ cuộc sớm hơn.

[wps_alert type=”success”]5. Dạy trẻ kiểm soát bản thân[/wps_alert]

Việc ăn thêm 1 cái bánh hoặc bỏ những việc đang dang dở để đi chơi có thể mang lại niềm vui nhất thời cho trẻ. Nhưng việc thiếu tự chủ này về lâu dài không có lợi.

Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Nhân cách cho thấy những người có khả năng tự kiểm soát lúc nào cũng có cảm xúc và tâm trạng tốt hơn. Những người này có khả năng từ chối được những cám dỗ từ người khác. Vì vậy họ sẽ sống cuộc sống tốt hơn.

Đừng quá bảo bọc trẻ quá. Hãy dạy cho trẻ tự giác và học cách kiểm soát bản thân ví dụ như:

  • Đặt một món đồ chơi mà trẻ yêu thích cùng vở bài tập về nhà. Hãy yêu cầu trẻ làm xong bài tập một cách hoàn chỉnh sau đó mới chơi món đồ chơi.
  • Hãy để kẹo, bánh ở trên cao hoặc chỗ trẻ không thấy được. Và để trái cây, sữa chua ở những chỗ dễ lấy.
  • Để những đồ chơi và thiết bị điện tử ở ngoài phòng ngủ để trẻ tập trung vào giấc ngủ.

[wps_alert type=”success”] 6. Giao việc cho trẻ [/wps_alert]

Hãy giao những việc phù hợp với lứa tuổi cho trẻ. Nếu trẻ còn quá nhỏ, thì trẻ có thể tự ăn và cất chén của mình. Trẻ lớn hơn có thể tự dọn bàn hoặc lau nhà giúp mẹ. Điều này giúp trẻ tự lập và tự chủ trong cuộc sống của chính mình.

Một nghiên cứu cho thấy, trẻ hay làm việc vặt sớm từ khi 3 hoặc 4 tuổi có thể đạt được sự thành công lâu dài. Việc làm việc nhà giúp trẻ thấy bản thân gắn kết hơn với gia đình. Cảm giác kết nối này giúp trẻ giữ vững tinh thần khi gặp phải những thời điểm khó khăn trong cuộc sống.

Những việc này cũng có thể dạy cho trẻ nhiều bài học về trách nhiệm. Trẻ có thể đương đầu với những việc nhàm chán hoặc có khả năng kiên trì ngay cả khi họ cảm thấy thất vọng. Khi trẻ hoàn thành xong việc được giao, trẻ cũng có cảm giác hoàn thành xong công việc và cũng có niềm vui từ đó.

Hãy giao việc cho trẻ và kiên trì đợi trẻ hoàn thành nó. Hình thành cho trẻ những kỹ năng nhỏ là giúp trẻ có cuộc sống hạnh phúc hơn khi trưởng thành.

[wps_alert type=”success”] 7. Ăn tối cùng gia đình [/wps_alert]

Ăn tối cùng nhau
Những bữa ăn tạo ra sự gắn kết

Thời điểm sinh hoạt ăn uống là thời điểm nuôi dưỡng tình cảm gia đình. Một nghiên cứu cũng cho thấy tần suất ăn những bữa ăn gia đình có liên quan đến tâm trạng tích cực ở trẻ độ tuổi thanh thiếu niên. Trẻ sẽ có cái nhìn và quan điểm tích cực hơn về tương lai.

Bữa ăn cùng gia đình cũng giúp cả nhà có một sức khỏe tốt. Giúp trẻ ít có nguy cơ thừa cân hoặc rối loạn ăn uống. Những bữa ăn gia đình cũng nuôi dưỡng những kỹ năng để trẻ ít gặp phải những vấn đề lạm dụng chất gây nghiện và các vấn đề về hành vi.

[wps_alert type=”success”] 8. Tránh nuông chiều trẻ [/wps_alert]

Mua cho trẻ nhiều quà vào các dịp lễ hoặc cho con mọi thứ trẻ muốn sẽ khiến trẻ cố chấp. Trẻ không xác định được đâu là nhu cầu và đâu là mong muốn. Từ đó, trẻ sẽ nghĩ rằng hạnh phúc bắt nguồn từ vật chất. Hãy từ chối những mong muốn của trẻ. Để trẻ có cơ hội để được thưởng. Từ đó trẻ sẽ đánh giá cao những thứ mà mình có thể đạt được. Từ đó, trẻ sẽ chăm chỉ và cố gắng hơn để đạt được một điều gì đó. Hãy để trẻ cảm thấy vui về thời gian mà trẻ phấn đấu hơn là việc thu thập những vật chất mà mình đạt được.

[wps_alert type=”success”] 9. Tập thể dục cùng gia đình [/wps_alert]

Tập thể dục và vận động cùng gia đình có thể khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy hạnh phúc hơn.

Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Nghiên cứu Hạnh phúc cho thấy các loại hình vận động và thể dục đều có thể là biện pháp giải tỏa áp lực và mang lại niềm vui trong cuộc sống.

Bạn nghĩ trẻ đã được tập thể dục ở trường là đủ. Tuy nhiên, việc tập thể dục cùng gia đình khiến trẻ có xu hướng hạnh phúc hơn. Vì nó tạo được sự gắn kết và tạo ra những ký ức tích cực cùng nhau.

[wps_alert type=”success”]10. Biết giúp đỡ mọi người [/wps_alert]

Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được liên kết của lòng vị tha và hạnh phúc. Việc giúp đỡ và tử tế với mọi người khiến trẻ trở thành một người tốt và cảm thấy hạnh phúc hơn. Đây cũng là một chu kỳ tích cực khiến trẻ sống khỏe mạnh, tích cực và hạnh phúc hơn.

Một vài cách để bạn có thể giúp trẻ thực hành việc giúp đỡ người khác như:

  • Thách thức mọi người trong gia đình hành động một việc tử tế trong ngày và chia sẻ việc đó cho các thành viên trong bữa tối.
  • Quyên góp các đồ dùng mà trẻ không dùng tới cho các tổ chức từ thiện mỗi năm hoặc mỗi tháng.
  • Giúp đỡ ông bà những việc vặt…

Trẻ cần có một tuổi thơ hạnh phúc. Tuy nhiên, trẻ cũng cần những trải nghiệm về cảm xúc khác như buồn,  giận, sợ hãi và thất vọng. Điều quan trọng là bạn ở đó cổ vũ con bạn. Thông qua những cảm xúc tiêu cực mà trẻ phải trải qua, cha mẹ nên tìm cách xoa dịu trẻ và giúp trẻ đối diện với những cảm xúc đó.

Một đứa trẻ muốn thành công và hạnh phúc cần được trang bị những kỹ năng để quản lý cảm xúc của chính mình. Trẻ sẽ độc lập, tự chủ, cảm giác được yêu thương và luôn mong muốn giúp đỡ người khác.

Hãy chia sẻ kỹ năng giáo dục trẻ này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Nguồn: verywellfamily.com