Có những người nhờ vào chế độ ăn uống mà đẩy lùi được bệnh tật, để sống khỏe mạnh và trường thọ hơn. Nhưng lại có những người chưa coi trọng việc ăn uống hàng ngày, thậm chí là kết thúc cuộc đời bằng căn bệnh vô phương cứu chữa. Vậy ăn uống thế nào để tốt cho sức khỏe. Sau đây là 6 lưu ý đặc biệt về thực phẩm gây hại được các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyến cáo.
1. Các sản phẩm thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn thường chứa nitrit, có nguy cơ gây ra ung thư. Trong nhiều món thịt chế biến sẵn được thêm các phụ gia, chất bảo quản, phẩm màu hóa học… làm tăng gánh nặng cho gan, gây hại gan một cách nhanh chóng.
Tiến hành cuộc điều tra các chuyên gia cho biết hầu hết các bệnh nhân có các triệu chứng bệnh liên quan đến cơ quan tiêu hóa hoặc gan thận đều ít nhiều xuất phát từ nguyên nhân ăn uống thiếu lành mạnh.
2. Món ăn chiên rán
Tất cả các món ăn khi dùng một lượng lớn dầu mỡ để làm chín đều có hại cho sức khỏe vì khi qua dầu mỡ nó đều chứa một lượng calo rất cao, nhiều chất béo và chất oxy hóa, ăn nhiều dẫn đến tăng cân, tăng lượng lipid máu và bệnh tim mạch vành.
Khi chiên rán ở nhiệt độ cao, dầu mỡ nóng khiến thức ăn dễ bị cháy tạo ra rất nhiều chất gây ung thư, khiến tuổi thọ giảm đi.
3. Thực phẩm chứa Peroxit béo
Những thực phẩm chế biến sẵn có thể bảo quản dài ngày như bánh quy, bánh ngọt, dầu ăn, các món làm từ bột rồi để khô, trong thời gian bảo quản rất dễ sản sinh ra chất béo lipid peroxide.
Nếu ăn nhiều những món này, chất lipid peroxide sẽ phá hủy hệ thống axit và vitamin trong cơ thể, làm cho các cơ quan trên cơ thể nhanh chóng bị yếu đi và làm suy giảm chức năng đề kháng của cơ thể.
4. Thực phẩm đóng hộp
Các chuyên gia cho rằng thực phẩm khi trải qua quy trình chế biến để đóng hộp đã mất đi 1 lượng không nhỏ các loại vitamin, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí là mất hoàn toàn chất dinh dưỡng vốn có của nó.
Thực phẩm đóng hộp có thêm dầu mỡ, năng lượng nhiều hơn gây ra béo phì, thừa cân, ảnh hưởng lớn đến vóc dáng và sức khỏe các cơ quan bên trong cơ thể.
5. Món ăn muối chua
Các món ăn muối chua hầu hết thường phải sử dụng một lượng giấm hoặc muối lớn hơn bình thường.
Nếu thường xuyên ăn một lượng lớn món muối chua sẽ dẫn đến hàm lượng natri quá nhiều, làm tăng gánh nặng cho thận, gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc đường tiêu hóa, phát triển các vết loét và viêm dạ dày, ruột.
6. Bình nước đóng cặn
Dụng cụ đun nước uống như nồi, ấm hoặc bình khi dùng lâu sẽ có cặn bám ở thành và đáy, nếu không làm sạch, uống phải những mẩu cặn nhỏ li ti đó sẽ dễ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu, máu, thần kinh, tuần hoàn và các cơ quan khác.
Trong các hạt cặn nhỏ chứa một lượng lớn các cadmium, thủy ngân, arsenic, nhôm và các kim loại độc hại khác sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa, rất có hại cho sức khỏe dinh dưỡng.