Chia sẻ: Cách bỏ thói quen trì hoãn qua 5 bước

0
2949

5 lời khuyên giúp bạn cách bỏ thói quen trì hoãn qua 5 bước

Thật khó khăn khi bắt đầu bất cứ một công việc gì, công việc đơn giản thì cứ từ từ làm. Công việc khó khăn thì không muốn suy nghĩ dẫn đến sự trì hoãn làm việc, cứ từ từ, cứ từ từ….

Thời gian trôi qua nhanh chóng, và cho tới khi bạn nhận ra điều đó thì chẳng có việc gì được thực hiện cả. Kết quả dù muốn hay không thì bạn cũng là người phải chịu trách nhiệm về công việc của mình.

Trì hoãn thực hiện những công việc, nhiệm vụ của bản thân sẽ không giúp ích gì cho bạn mà ngược lại sẽ tạo ra một thói quen tồi tệ. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn ngừng việc trì hoãn ngay bây giờ

1. Hãy đơn giản hóa nhiệm vụ hay công việc của mình

Đơn giản hóa công việc của mình

Một trong những lý do bạn thường xuyên trì hoãn công việc của mình là nghĩ rằng công việc của mình quá khó khăn để bắt tay vào thực hiện ngay lập tức. Hoặc có thể chúng ta rất hào hứng khi thực hiện dự án nhưng khi công việc bắt đầu có khó khăn. Chúng ta dễ dàng bỏ cuộc hay quyết định “để sau”.

Thay vì đặt một mục tiêu quá lớn hoặc vượt quá khả năng thực hiện của bản thân, bạn có thể đưa ra những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân. Và nhớ rõ là mục tiêu cần cụ thể hóa và đảm bảo diễn ra đúng thời hạn.

2. Đừng quên khởi động tâm lý trước khi thực hiện công việc nào đó

Đừng quên chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện công việc

Một bài tập tinh thần có thể giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại việc trì hoãn mọi thứ. Chúng ta thường ngại bắt đầu mọi việc khi nghĩ rằng còn nhiều thời gian. Cho rằng việc đó khó khăn và ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hay đơn giản là bạn không có hứng để thực hiện những công việc đó.

Hãy ngừng ngay suy nghĩ đó lại. Bạn cần rõ ràng với tâm trí của mình rằng, đó là nhiệm vụ của bạn. Bạn phải hoàn thành nó và không có ai chịu trách nhiệm thay bạn nếu hoàn thành trễ hoặc thất bại. Để vượt qua trạng thái tâm lý trì hoãn bạn có thể tập thói quen đọc một cuốn sách phát triển cá nhân. Chơi các trò chơi có áp dụng thời gian chơi để thách thức phản ứng nhanh của bạn với việc “giải quyết vấn đề”….

Khởi động tâm lý để có thêm năng lượng và sắn sàng bắt đầu ngày mới với các nhiệm vụ cần hoàn thành.

3. Tự dành cho mình một phần thưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Tự dành cho mình một phần thưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Hãy đối xử tử tế với bản thân để tạo động lực hành động. Có thể là một bữa ăn tối tuyệt vời, một buổi hẹn hò xem phim cùng bạn bè hay những món quà tự khích lệ bản thân. Và hãy nhớ những phần thưởng đó chỉ dành cho bạn khi bạn hoàn thành những nhiệm vụ nhất định. Nếu bạn không bắt đầu hành động và có kết quả tốt nhất thì sẽ không có món quà nào cả. Hãy nhớ rõ nguyên tắc đó.

Ví dụ, sáng nay bạn phải hoàn thành deadline cho website. Hãy lên kế hoạch rõ ràng từng bước phải làm và phân bổ thời gian thích hợp. Tuy nhiên cũng đừng quá căng thẳng. Hãy dành cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi giữa các nhiệm vụ. Rèn luyện thói quen tập trung vào công việc và bạn sẽ thấy kết quả và tiến bộ. Và cuối cùng, sau khi hoàn thành công việc. Bạn có thể tự dành cho mình một bữa ăn tối hoặc mua sắm thoải mái mà không phải lo lắng vì đống công việc còn tồn đọng.

4. Ngừng việc lo sợ các trường hợp tồi tệ xảy ra

Chưa làm thì bạn đừng lo ngại việc không hoàn thành

Bạn sẽ không thể có động lực hành động nếu bạn chỉ ngồi phân tích những điều tồi tệ sẽ xảy ra khi bạn thực hiện các công việc và nhiệm vụ. Bạn muốn thực hiện hành trình leo núi, khám phá thế giới. Nhưng bạn nghĩ tới những điều không may có thể diễn ra và bạn bắt đầu lo lắng và muốn bỏ cuộc.

Thực tế việc lường trước các tình huống xấu có thể xảy ra là để giúp bạn có phương án giải quyết và đi đến cùng mục tiêu. Chứ không phải để bạn lo sợ và bỏ cuộc. Việc cần làm là hãy thả lỏng tinh thần. Đừng ám ảnh về việc phải hoàn thành công việc một cách hoàn hảo. Bạn đã từng nghe tới triết lý “hoàn thành quan trọng hơn hoàn hảo” chưa?

5. Hãy nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra bạn KHÔNG BẮT ĐẦU

Hãy tưởng tượng những tình huống xấu nhất sẽ xảy ra nếu bạn không hoàn thành tiến độ công việc hoặc không kịp deadline của sếp?

Kết quả là một loạt hậu quả bạn phải chịu trách nhiệm, hoạt động kinh doanh không đúng theo tiến độ. Mệt mỏi đến từ đống công việc chất đống chưa giải quyết xong. Bạn bị mắc kẹt trong đống nhiệm vụ cũ, không có phương hướng giải quyết….

Nếu không muốn mình mắc kẹt trong những rắc rối và mệt mỏi thì hãy tập trung và bắt đầu hành động ngay từ bây giờ. Chúc bạn thành công!

(Lifehack)

Xem thêm:
– Những mẹo hay giúp bạn tập trung tối đa cho công việc
– Muốn thành công hãy nghiêm khắc với chính mình
– 16 bí quyết thành công trong cuộc sống nên áp dụng ngay từ bây giờ