Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. (Theo wikipedia.org)
Cho đến hiện tại, người tra cho rằng trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa trưởng thành. Và không thể kháng lại các vi khuẩn thường gặp như ở người lớn.
Do đó, làm gì để bảo vệ trẻ khỏi vi trùng và vi rút mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày?
Tiến sĩ – giáo sư nhi khoa Charles Shubin tại Đại học Maryland cho rằng: “ Tất cả chúng ta đến với thế giới này với 1 hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh”.
Hệ miễn dịch của trẻ sẽ dần hoàn thiện theo thời gian. Tuy nhiên, có những thói quen lành mạnh mà bố mẹ có thể áp dụng để trẻ có thể giảm thời gian bị bệnh. Dưới đây là 7 bí quyết tăng cường miễn dịch cho trẻ khi chuyển mùa mà bố mẹ nên biết:
1. Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau
William Sears – tác giả của cuốn sách dinh dưỡng gia đình cho biết: “Các loại quả như cà rốt, đậu xanh, cam và dâu tây đều chứa các dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch như Vitamin C và Carotenoids”.
Các dinh dưỡng tự nhiên từ thực vật này có thể làm tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng và interferon. Đó là một kháng thể tự nhiên chống lại các tác nhân như vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các nghiên cứu cho rằng một khẩu phần ăn nhiều rau, củ, quả có thể chống lại các bệnh mãn tính. Như là bệnh ung thư và tim mạch khi trẻ lớn lên.
Trẻ biết đi nên ăn khẩu phần rau củ 1 ngày khoảng 2 muỗng. Trẻ lớn hơn nên ăn khoảng 1 chén mỗi ngày để tăng sức đề kháng.
2. Ngủ nhiều hơn.
Các nghiên cứu cho rằng, người lớn nếu thiếu ngủ có thể dễ bị bệnh vì làm giảm hệ miễn dịch tự nhiên. Điều này cũng có tác dụng tương tự đối với trẻ. Một đứa trẻ nên ngủ bao nhiêu là đủ?
– Trẻ sơ sinh : 18 tiếng/ ngày
– Trẻ mới biết đi: 12 – 13 tiếng /ngày
– Trẻ mẫu giáo: 10 tiếng/ ngày
“Nếu con bạn không ngủ trưa, hãy cố gắng để trẻ đi ngủ sớm hơn” – Theo tiến sĩ Kathi Kemper – Giám đốc Trung tâm Giáo dục và nghiên cứu nhi khoa toàn diện tại Bệnh viện Nhi đồng tại Boston
3. Tăng cường bú mẹ
Sữa mẹ chứa các kháng thể để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Tăng cường các tác nhân chống các loại bệnh. Như là nhiễm trùng, viêm tai giữa, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu, và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sữa mẹ cũng tăng cường bảo vệ não bộ cho bé. Giúp trẻ chống lại các bệnh kháng như tiểu đường, viêm đại tràng và các bệnh ung thư sau này.
Sữa non – loại sữa có màu vàng xuất hiện trong vài ngày đầu sau sinh. Là loại sữa đặc biệt giàu kháng thể kháng bệnh. Các bà mẹ nên cho con bú loại sữa này khi trẻ ra đời thay vì sữa công thức. WHO khuyên các bà mẹ nên cho con bú ít nhất trong 2 năm đầu đời để tăng cường sức khỏe cho trẻ.
Xem thêm >>> Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mà bạn nên biết
4. Tập thể dục
Tập thể dục giúp con người giảm bớt bệnh trầm cảm. Tăng cường trí nhớ, sự tập trung và thu kiến thức mới. Vận động thường xuyên cũng cũng có lợi cho trẻ theo nhiều cách. Để con bạn có quen tập thể dục, bạn hãy làm một tấm gương tốt cho trẻ. Hãy đưa trẻ ra ngoài thay vì chơi. Hãy tìm một vài môn thể thao thích hợp để cả nhà cùng tập để tăng cường sức khỏe.
5. Rửa tay chống vi trùng lây lan.
Việc rửa tay chống vi trùng không làm tăng hệ miễn dịch, nhưng đó là một cách để giảm “căng thẳng” cho hệ miễn dịch. Hãy tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn cho con bạn một cách thường xuyên. Chú ý việc vệ sinh trước và sau bữa ăn và sau khi chơi bên ngoài. Mang theo khăn dùng 1 lần mỗi khi ra ngoài để việc vệ sinh được nhanh chóng.
“Nếu con bạn bị bệnh, hãy vứt bàn chảy đánh răng ngay lập tức” – Barbara Rich từ học viện Nha khoa cho hay.
Một đứa trẻ không thể bị nhiễm vi trùng cảm lạnh và cúm 2 lần. Tuy nhiên, những siêu vi khuẩn này có thể lây lan từ bàn chải này sang bàn chải khác. Nếu đó là các vi khuẩn gây viêm họng bạn có thể sát trùng bằng nước sôi. Trong các trường hợp khác, hãy thay bàn chải đánh răng để bảo vệ con của bạn và các thành viên còn lại của gia đình bạn.
6. Hút thuốc thụ động
Nếu bạn là người hút thuốc, hãy lên kế hoạch bỏ thuốc lá ngay từ bay giờ. Theo bác sĩ Beverly Kingsley : “Trong khói thuốc có chứa hơn 4000 độc tố, hầu hết các độc tố đó có thể kích thích hoặc tiêu diệt hết những tế bào trong cơ thể”.
Trẻ em hít phải khói thuốc lá một cách thụ động dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nhanh và nhiều hơn người lớn. Vì hệ thống thải độc của trẻ em hoạt động chậm hơn. Khói thuốc làm tăng nguy cơ SIDS, viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn ở trẻ. Trẻ cũng bị ảnh hưởng đến trí thông minh và phát triển của hệ thần kinh khi hít phải khói thuốc lá.
“Nếu bạn không thể bỏ thuốc lá, hãy hút thuốc bên ngoài để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con bạn”
7. Không gây áp lực lên bác sĩ
Việc bạn sốt ruột và lo lắng bất cứ khi nào con bạn bị cảm lạnh, đau họng. Do đó gây áp lực cho bác sĩ kê thuốc kháng sinh là một ý tưởng tồi. Lạm dụng kháng sinh ở trẻ em cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các chủng vi khuẩn kháng thuốc sinh ra. Trẻ có thể được chữa bệnh nhanh với kháng sinh trong vài lần đầu. Nhưng sẽ nhanh chóng nhờn thuốc bởi vi khuẩn đã biến thể. Bất kỳ khi nào bác sĩ kê toa thuốc có kháng sinh hãy chắn chắn rằng không phải bởi áp lực từ bạn.
Hy vọng bài viết trên sẽ cho bạn thêm những bí quyết tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ khi chuyển mùa.
Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Nguồn: parents.com
Đọc thêm >>> Những kiến thức chăm sóc mẹ và bé