25 lời khuyên từ các nhà khoa học để nuôi dạy trẻ thành công( P2)

0
1566
25 lời khuyên từ các nhà khoa học để nuôi dạy trẻ thành công

Sau đây chia sẻ mẹo hay sẽ cho bạn thêm kiến thức nuôi dạy trẻ thành công. Tiếp theo bài viết 25 lời khuyên để nuôi dạy trẻ thành công ( P1).

15. Đùa giỡn với trẻ

Theo nghiên cứu tại hội nghị Khoa học Xã Hội và Hội nghiên cứu Xã hội năm 2011. Nếu cha mẹ đùa giỡn với bé, nhất là những bé đang tập nói sẽ giúp trẻ thành công sau này. Khi cha mẹ giả vờ hoặc trêu đùa với trẻ, điều này sẽ khuyến khích cho trẻ suy nghĩ một cách sáng tạo, dễ kết bạn hơn và cân bằng được những căng thẳng trong cuộc sống sau này.

16. Tích cực

Cha mẹ không nên bày tỏ những cảm xúc và hành động tiêu cực với trẻ, nhất là những trẻ đi mẫu giáo. Hành vi và cảm xúc tiêu cực mà trẻ nhìn thấy trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc trong tương lai của trẻ.

Hãy cố gắng suy nghĩ và hành động một cách tích cực. Điều này sẽ giảm bớt áp lực của chính cha mẹ cũng như của trẻ trong thời gian dài.

17. Nuôi dưỡng lòng thương người của trẻ

Các nghiên cứu cho thấy rằng lòng thương người là một kỹ năng sống rất quan trọng. Điều này giúp một người có thể đối mặt được với những thách thức trong cuộc sống. Lòng trắc ẩn được tạo thành từ suy nghĩ thiện lương.

Sự đồng cảm với những đau khổ của những người khác giúp trẻ quản lý được những suy nghĩ của bản thân. Từ đó nhận ra được những suy nghĩ đúng đắn. Cha mẹ hãy nuôi dưỡng cho trẻ lòng trắc ẩn để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.

18. Để trẻ được tự do

Để trẻ thỏa sức tự do và sáng tạo

Khi bọn trẻ muốn bay nhảy ra khỏi tổ của bạn, hãy để chúng đi. Những sinh viên đại học còn được cha mẹ chăm sóc và lo lắng thường chưa tự ý thức và ít cởi mở hơn những bạn còn lại. Điều này không có nghĩa là bạn không hề quan tâm gì đến trẻ từ khi trẻ 1 tuổi. Nhưng nếu bạn còn gọi điện cho giảng viên của con để bàn về chuyện học hành thì lúc đó bạn nên suy nghĩ lại.

19. Nuôi dưỡng hôn nhân của bạn

Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Child Development năm 2011 cho thấy hôn nhân của các bậc cha mẹ bị bất ổn. Chẳng hạn như việc dự tính ly hôn, có thể khiến con bạn gặp phải khó khăn khi ngủ.

Nghiên cứu cũng cho thấy một cuộc hôn nhân gặp trục trặc khi em bé được 9 tháng tuổi . Điều này là một trong những nguyên nhân gây khó ngủ khi trẻ 18 tháng tuổi. Có thể là những ngôi nhà gặp khó khăn là những ngôi nhà có nhiều căng thẳng. Và sự căng thẳng đó là nguyên nhân của các vấn đề về việc khó ngủ.

20. Chú ý sức khỏe tinh thần của bản thân

Nếu bạn nghi ngờ về việc bạn có thể bị trầm cảm. Hãy nhờ giúp đỡ từ người thân hoặc bác sĩ. Vì lợi ích của chính bạn và của con bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng các bà mẹ trầm cảm luôn chán nản về vấn đề làm cha mẹ. Thậm chí họ còn không phản ứng với tiếng khóc của con mình. Các bà mẹ trầm cảm với phong cách nuôi dạy con cái tiêu cực góp phần gây nên căng thằng cho con của họ.

Theo kết quả nghiên cứu năm 2011, trẻ em được nuôi dưỡng bởi những bà mẹ này dễ bị stress từ những năm mẫu giáo. Các nhà nghiên cứu hy vọng  cha mẹ nuôi dạy trẻ một cách tích cực ngay cả khi họ đang vật lộn với sức khỏe tinh thần của chính họ.

21. Sự gắn kết giữa mẹ và con trai

Sự gắn kết giữa mẹ và con trai

Mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con trai có thể  giúp con trai có những hành vi tốt. Theo nghiên cứu trên tạp chí Child Development năm 2010. Một mối quan hệ ấm áp và gắn bó với mẹ giúp ngăn chặn những vấn đề liên quan đến hành vi của con trai. Nghiên cứu cũng cho thấy sự gắn bó an toàn giữa cha mẹ và con cái khiến cho trẻ cảm giác cha mẹ như một “căn cứ an toàn” trước khi chúng bước ra một thế giới rộng lớn hơn.

Sự liên kết với người mẹ có thể khiến cho tình cảm của các con trong cuốc sống sau này tốt hơn. Theo nghiên cứu của Constance Gager, mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái cực kì quan trong trong sự thành công trong tương lai của trẻ.

“Vì vậy, nếu trẻ em không cảm thấy gần gũi với cha mẹ thì có lẽ họ sẽ không có những  khía cạnh tích cực của mối quan hệ khi chúng đến tuổi trưởng thành.”

22. Đừng lo lắng về sự ngỗ ngược của con

Trẻ thanh thiếu niên có thể gây cho cha mẹ sự bực mình vì sự ngỗ ngược của mình. Nhưng thực sự những tranh luận của các con có liên quan đến những áp lực bên ngoài. Nói cách khác, quyền tự chủ ở nhà của con nuôi dưỡng quyền tự chủ giữa những người bạn bên ngoài.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Trẻ thanh thiếu niên cũng phải thực hành quyền tự chủ của mình để tránh việc đầu hàng với các áp lực bên ngoài. Nhưng trẻ luôn cần sự hỗ trợ từ bạn.

23. Đừng nhắm đến sự hoàn hảo

Không ai hoàn hảo, vì vậy đòi hỏi bản thân nuôi dạy con cái thành công. Hãy bỏ qua những áp lực nuôi dạy con. Bạn có thể thấy mình mình thoải mái hơn nhiều.

24. Quan trọng nhất là hiểu rõ con mình!

Mọi người đều nghĩ rằng họ biết cách tốt nhất để nuôi dạy một đứa trẻ. Nhưng nó chỉ ra rằng nuôi dạy con cái không có thước đo phù hợp với tất cả. theo một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý trẻ em bất thường, những đứa trẻ có cha mẹ có phong cách nuôi dạy con cái thoải mái có ít hơn 1 nửa sự căng thẳng và trầm cảm so với những trẻ có cha mẹ cứng nhắc hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số trẻ em có rắc rối điều chỉnh cảm xúc cần thêm sự giúp đỡ từ mẹ hoặc cha. Nhưng cha mẹ có thể vô tình làm tổn thương những đứa trẻ bởi sự vô tâm của mình. Theo dõi, hiểu rõ con mình để điều chỉnh những tổn thương mà trẻ gặp phải từ những lúc sớm nhất là việc cha mẹ nên làm.

25. Là một phụ huynh tốt

Có rất nhiều cách để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để nuôi dạy trẻ thành công thì cha mẹ phải là một phụ huynh tốt.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Xem thêm >>> 11 trò chơi sáng tạo giúp trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả