25 lời khuyên từ các nhà khoa học để nuôi dạy trẻ thành công (P1)

0
1658
Kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thành công
Có rất nhiều cách để nuôi dạy một đứa trẻ vui vẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ cho bạn một vài lời khuyên để việc nuôi dạy trẻ thành công trở nên dễ dàng hơn.

1. Đừng để ý đến chiều cao của những đứa trẻ

Theo Sara Johnson, một trợ lý giáo sư trường Y tế Công cộng Johns Hopkin Bloomberg : “Cho dù những đứa trẻ của bạn có cao lớn đến mức nào thì chúng cũng vẫn chỉ là những đứa trẻ”.

Giai đoạn phát triển tuổi vị thành niên kéo dài khoảng 10 năm. Từ khi trẻ 11 đến 19 tuổi – và nó được coi là thời điểm quan trọng để phát triển não bộ và cơ thể. Vì vậy, điều quan trọng là ngay cả khi trẻ em lớn lên trong độ tuổi đó. Thì “chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển mà giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của cuộc đời chúng”.

2. Hỗ trợ những trẻ rụt rè

Theo các nhà nghiên cứu, bố mẹ phải thận trọng khi nhà có những trẻ nhút nhát hoặc bị ức chế hành vi. Vì có thể trẻ sẽ có thể mắc thêm những bệnh rối loạn lo âu.

Cùng con hướng tới tương lai

Làm thế nào để bố mẹ hỗ trợ và giúp đỡ những trẻ rụt rè? Theo Sandee Mc Clowry, một nhà tâm lý học tại Đại học New York . Hãy để những đứa trẻ này ra khỏi khu vực an toàn mà không cố gắng thay đổi tính cách của chúng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sự nhút nhát chỉ là một phần tính cách của trẻ nhỏ và rất khó thay đổi. Tốt hơn hết là hòa hợp với tính cách đó hơn là chống lại nó.

3. Sống cho hiện tại

Theo những nhà khoa học, người lớn có xu hướng không ngừng suy nghĩ về tương lai. Nhưng trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 2 – 5 tuổi thì luôn sống cho hiện tại. Bố mẹ không nên nói với trẻ những điều sắp xảy ra như: “Gần đến lúc đi học rồi đấy con”.  Mà nên hướng dẫn và giải thích rõ ràng cho trẻ như: “Chúng ta phải đi đến trường. Con hãy đi lấy áo khoác của mình nhé”.

4. Dạy cho trẻ biết trẻ đang cảm thấy thế nào

Theo những nhà nghiên cứu hành vi phát triển của trẻ thì những đứa trẻ lớn biểu lộ cảm xúc qua ngôn ngữ hết sức rạch ròi. Trong khi những trẻ nhỏ thường thiếu vốn từ để thể hiện cảm xúc của chính mình.

Theo nhà nghiên cứu Klein thì “ trẻ từ 2 đến 5 tuổi chỉ mới bắt đầu hiểu được cảm xúc như sợ hãi hay thất vọng”.

Bố mẹ có thể giúp trẻ thể hiện cảm xúc qua lời nói bằng cách gọi tên cảm xúc đó khi thấy nó. Vì dụ, bố mẹ có thể nói “ Thật thất vọng vì trời mưa và chúng ta không thể ra ngoài chơi”.

5. Sống chậm lại

Theo Klein: “Lịch trình bận rộn của người lớn không phải lúc nào cũng trùng của tuổi thơ”.

“Trẻ em di chuyển với tốc độ chậm hơn người lớn”, và cha mẹ nên cố gắng để phù hợp với tốc độ đó. Bằng cách thêm thời gian cho những việc nhỏ nhặt, như thời gian trước khi đi ngủ hoặc những chuyến đi đến cửa hàng tạp hóa, bố mẹ có thể biến công việc bận rộn thành thời gian có ý nghĩa hơn với các con của mình. Điều này cũng góp phần nuôi dạy  trẻ thành công sau này.

Xem thêm >>> 11 trò chơi sáng tạo giúp trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả

6. Hạn chế phân tâm khi đang chơi với trẻ

Bạn có kiểm tra email hoặc trang xã hội của mình trong khi dành thời gian chơi với con bạn không? Bạn hoàn toàn không nên làm điều đó – Theo Klein

Hãy dành thời gian chơi vơi trẻ bất cứ lúc nào

Thật khó để thực sự gắn bó với các con nếu bạn bị phân tâm bởi nhiều thứ khác. Và sự phân tâm này có thể gây ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ có thể cảm thấy như bạn không thực sự ở đó và dành thời gian của mình cho trẻ.

Klein nói: “Trẻ em không cần sự chú ý của cha mẹ 24/7 và 100% thời gian của họ”. Tuy nhiên khi con bạn cần sự chú ý đầy đủ của bạn. Bạn nên dành thời gian của bạn cho trẻ mà không có bất kỳ một sự phân tâm nào.

7. Lịch sự

Bạn muốn con mình lịch sự. Hãy thử thêm các từ “vui lòng” và “cảm ơn” vào ngôn từ của riêng bạn khi giao tiếp. Trẻ em sẽ học cách tương tác với người khác bằng cách quan sát cách người lớn làm điều đó. Sau đó chứng sẽ tự mình áp dụng những hành vi và ngôn ngữ đó. Vì vậy, nếu bạn đối xử với tất cả mọi người với sự tôn trọng và lịch sự, thì con bạn cũng sẽ vậy.

8. Cơn giận dữ tuổi teen là có thật

Chỉ khi cơn thịnh nộ của những năm mới chập chững biết đi của con bạn có vẻ như lịch sử cổ đại. Bạn có thể thấy những sự bùng nổ cảm xúc còn hơn thế nhiều nữa.

Theo Sara Johnson: “Trẻ em vị thành niên phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng về xã hội, tình cảm và tinh thần. Điều mà chúng chưa có khả năng xử lý hoặc đối phó”. Điều này có thể dẫn đến một số cơn giận dữ nghiêm trọng, điều này có thể gây ngạc nhiên cho bố mẹ.

Trong những tình huống như vậy, cha mẹ nên giữ bình tĩnh và lắng nghe con cái của họ”. Theo Sheryl Feinstein, tác giả của  cuốn sách Bên trong bộ não tuổi thiếu niên và nuôi dạy con cái đang tiến bộ. Bố mẹ nên dạy trẻ cách đối phó với những căng thẳng đó.

9. Quy tắc vàng khi nói chuyện với trẻ vị thành niên

Quy tắc này rất ngắn gọn và đơn giản. Bạn không nên hét lên vào những đứa trẻ ở tuổi thiếu niên. Bạn càng hét lên vào trẻ thì chúng càng có khả năng cư xử tồi tệ hơn.  Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 trên tạp chí Child Development.

9. Xây dựng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái

Amy Bohnert, một nhà tâm lý học nghiên cứu sự phát triển của trẻ tại Đại học Loyola Chicago cho biết: “Có rất nhiều cách khác nhau để nuôi dạy con cái, và không có một công thức nào phù hợp với mọi đứa trẻ. Nhưng chắc chắn có một số loại công thức cho sự thành công khi nuôi dạy con cái”.

Xây dựng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái

Bonhert cho biết quy tắc cơ bản đầu tiên của việc làm cha mẹ tốt là nuôi dưỡng sự gắn bó và ấm áp với con cái. Bằng cách đó bạn sẽ biết được nhu cầu của trẻ sẽ được đáp ứng. Trẻ sẽ có một nơi để về khi chúng cần sự thoải mái. Và khi lớn lên, trẻ cần tự do khám phá bản sắc riêng của mình và phạm sai lầm, nhưng theo cách an toàn và phù hợp với lứa tuổi.

10. Nghiêm khắc

Sự nghiêm khắc hoặc kiểm soát chặt chẽ của cha mẹ có hậu quả nặng nề về sức khỏe cũng như thể chất của trẻ. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2014, trẻ em có cha mẹ nghiêm khắc có nguy cơ bị béo phì.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em từ 2 đến 5 tuổi bị cha mẹ đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt về hoạt động hàng ngày. Và không thể hiện cũng như giao tiếp nhiều với con cái nhiều hơn 30% có khả năng bị béo phì hơn những trẻ còn lại. Hãy mở lòng với con cái và nói chuyện với chúng nhiều nhất có thể.

11. Vai trò của người cha

Hãy quên đi khuôn mẫu của những người cha không biết thế nào để thay tã. Nghiên cứu cho thấy các ông bố tốt chỉ khi làm được tất cả mọi việc như những người mẹ. Hơn nữa, sự chăm sóc và quan tâm từ người cha có giá trị rất lớn đối với trẻ.

Theo Brad Bradcox, một nhà xã hội học tại Đại học Virginia: Các ông bố có xu hướng dạy và chơi cùng con nghiêm khắc hơn mẹ. Điều này giúp trẻ kiểm soát được cơ thể và cảm xúc. Phong cách chơi thực hành của người cha cũng khuyến khích trẻ liều lĩnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tham vọng của trẻ sau này. Mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong gia đình cũng mang lại mức độ bảo vệ nhất định. Nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ có mối quan hệ khăng khít với người cha ít có khả năng trở thành nạn nhân của những hành vi lạm dụng hoặc hành hung tình dục.

12. Có quyền lực

Bạn muốn con bạn không thử nghiệm ma túy và rượu? Cách hiệu quả nhất để làm điều đó là có quyền lực. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Pediatrics and Medicine năm 2012 cho thấy: thanh thiếu niên có cha mẹ có quyền lực. Tức là kiểm soát, nhưng với thái độ ấm áp. Sẽ ít có khả năng uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất gây nghiện hơn thiếu niên có cha mẹ đã bỏ bê . Tức là không kiểm soát và thiếu sự ấm áp.

13. Không giải thích quá nhiều

Giao tiếp với trẻ là điều quan trọng. Tuy nhiên, trẻ không cần một lời giải thích đầy đủ cho mọi quyết định mà bạn đưa ra. Các nhà nghiên cứu khuyến khích cha mẹ thảo luận để đưa ra các quyết định quan trọng với trẻ. Và không khuyến khích cha mẹ giải thích cho những việc nhỏ như thức ăn cho bữa tối.

14. Khuyến khích tình bạn của trẻ

Những mối quan hệ như tình bạn rất quan trọng cho sự phát triển kỹ năng xã hội của một đứa trẻ. Bạn bè giúp trẻ thanh thiếu niên học các kỹ năng như thương lượng, thỏa hiệp và lập kế hoạch nhóm.

“Trẻ đang thực hành các kỹ năng xã hội dành cho người lớn trong một môi trường an toàn. Tuy ban đầu chúng thực sự không giỏi về việc đó”, Sheryl Feinstein nói.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thành công này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Nguồn: livescience.com

Xem thêm>>> 25 lời khuyên từ các nhà khoa học để nuôi dạy trẻ thành công( P2)