Tất tần tật về bệnh tay chân miệng mà phụ huynh cần lưu ý!

0
1788
Tat tan tat ve benh tay chan mieng phu huynh can luu y

Mùa dịch bệnh tay, chân, miệng đang bùng phát dữ dội. Vậy các bạn đã hiểu rõ về căn bệnh hay gặp này ở trẻ nhỏ này chưa? Bệnh này có nguy hiểm hay không? Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết tất tần tật về bệnh tay chân miệng mà phụ huynh cần lưu ý!

Bệnh tay, chân, miệng là gì?

Bệnh tay, chân, miệng (HFMD) là một bệnh lây lan do 1 vi rút đường ruột  gây nên. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.

Triệu chứng:

Tat tan tat ve benh tay chan mieng phu huynh can luu y – Trieu chung
  • Phát ban ở lòng bàn tay, chân, nổi bóng nước ở miệng
  • Sốt, biếng ăn và khó chịu
  • Bệnh có thể trở nặng gây suy gan, tim, thận ở trẻ dưới 5 tuổi. Không chữa trị kịp thời trẻ có thể tử vong.

Có thể bạn quan tâm: Những sai lầm tai hại khi hạ sốt cho trẻ

Phương thức lây truyền

  • Lây khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh ( qua đường hô hấp và dịch bóng nước)
  • Đường tiêu hóa ( tiếp xúc với thức ăn bị nhiễm vi rút)
  • Đường phân ( do nhà vệ sinh không sạch sẽ, có chứa virut gây bệnh)

Cách trị bệnh

  • Cách ly và đưa trẻ tới cơ sở y tế khi trẻ có dấu hiệu bệnh: sốt, nổi bóng nước ở gan bàn tay, chân
  • Sát khuẩn ở những nốt phán ban ở chân và tay (bằng thuốc sát khuẩn) và bóng nước ở miệng của trẻ bằng nước muối hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cách phòng bệnh

Rua tay va ve sinh nha cua bang dung dich sat khuan
  • Cách ly trẻ khi trẻ có các dấu hiệu bị bệnh trong 10 ngày hoặc khi trẻ hết nổi bóng nước hoặc hết những vết loét trong miệng
  • Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên.
  • Không dùng chung khăn tắm, ly, chén với trẻ bị bệnh.
  • Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn một cách thường xuyên nhất – đặc biết là sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn để tránh virut lây lan cho người khác.

Lưu ý: Chưa có vắc xin phòng bệnh tay, chân, miệng do đó tránh tiếp xúc với người bị bệnh nếu có thể.

Câu hỏi hay gặp

  1. Trẻ đã bị bệnh tay, chân, miệng rồi thì có bị nữa không?

Trẻ đã bị bệnh 1 lần rồi sẽ miễn dịch với virus cụ thể đó. Tuy nhiên, còn có rất nhiều virus khác có các triệu chứng tương tự và trẻ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh.

  1. Sử dụng thuốc lá dân gian để chữa bệnh cho trẻ có được không?

Việc sử dụng một số lá thuốc dân gian vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, trong dân gian thường lưu truyền rất nhiều loại lá khác nhau mà chưa nắm rõ được độc tính với trẻ. Do đó phải có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra việc dùng lá thuốc không được nấu chín có thể gây các bệnh về nhiễm khuẩn cho trẻ.

Bệnh tay ,chân, miệng là một bệnh dễ lây lan cũng như dễ xảy ra biến chứng với trẻ. Nhất là đối với trẻ dưới 5 tuổi. Phụ huynh cần lưu ý để phát hiện ra những triệu chứng sớm của trẻ để có những biện pháp xử lý nhanh chóng tránh để bệnh nặng.

Xem thêm: Bí quyết vàng giữ ấm cho trẻ ngày giao mùa

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé!