Nếu trong cơn vặn mình kèm theo các dấu hiệu: khó ngủ và ngủ ít (không thể đạt ít nhất 15 tiếng/ ngày), giật mình thức giấc vào ban đêm, đổ nhiều mồ hôi, chậm tăng cân, tóc rụng vành khăn và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu (< 88gr/tháng) thì rất có thể trẻ đã bị thiếu hụt vitamin D. Trong trường hợp này, bé cần chỉ định của bác sĩ để bổ sung thêm vitamin D từ bên ngoài.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình đỏ mặt, quấy khóc, mất ngủ, thở khò khè, bị lác sữa… là những vấn đề thường gặp, đặc biệt khi trẻ ngủ về đêm. Do đó, nếu hiểu được nguyên nhân của những triệu chứng này các mẹ sẽ biết cách xử lý khi gặp phải, dù là lần đầu sinh con. Mời các mẹ theo dõi cùng Chia sẻ mẹo hay nhé.
NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHŨ NHI 3 THÁNG ĐẦU
1/ Gồng mình và vặn người
Trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh có dấu hiệu sinh lý gồng người và vặn mình đến đỏ mặt đỏ mày trong vài ba phút và tự khỏi.
Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt và tăng cân đều thì không có vấn đề.
Nếu trong cơn vặn mình kèm theo các dấu hiệu: khó ngủ và ngủ ít (không thể đạt ít nhất 15 tiếng/ ngày), giật mình thức giấc vào ban đêm, đổ nhiều mồ hôi, chậm tăng cân, tóc rụng vành khăn và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu (< 88gr/tháng) thì rất có thể trẻ đã bị thiếu hụt vitamin D. Trong trường hợp này, bé cần chỉ định của bác sĩ để bổ sung thêm vitamin D từ bên ngoài.
Nếu triệu chứng do thiếu canxi máu, thì thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn có khò khè, hoặc nôn ói. trẻ còi, chậm lên cân.
Nếu do trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, thường trẻ sẽ có triệu chứng hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.
Nói tóm lại, nếu bé vẫn khỏe, vẫn lên cân tốt, thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi còn không ngủ vào lúc 2 -4 giờ sáng thì cha mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ cho bé. Trè sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau cử bú, do vậy ba mẹ có thể điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé.
2. Mất ngủ
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh không sâu và khá ngắn. Trung bình trong 3 tháng đầu trẻ sẽ ngủ từ 16-20 tiếng. Nếu trẻ ngủ ít hơn thời lượng này nhưng vẫn tăng cần đều thì bình thường. Nhưng nếu trẻ có giấc ngủ đêm khó khăn, trằn trọc nhiều, đổ mồ hôi trộm rất có thể trẻ bị thiếu Vitamin D.
Ngoài nguyên nhân này ra những nguyên nhân khách quan khác như tiếng ồn, ánh sáng… có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Vì thế, trong không gian phòng ngủ của trẻ phải yên tĩnh hoặc dùng đến “tiếng động trắng” như tiếng quạt máy để bé có được cảm giác an toàn. Vào giấc ngủ đêm, không nên để điện quá sáng để giúp trẻ được ngon giấc hơn.
3. Quấy khóc
Do lúc này, hệ thần kinh của bé đang tiếp tục được hoàn thiện nên sự bất ổn định có thể khiến trẻ dễ bị giật mình bởi một số tiếng động đột ngột. Bên cạnh đó, trẻ chỉ có thể dùng tiếng khóc như ngôn ngữ đầu tiên của mình để phản ánh các đòi hỏi cho những nhu cầu sinh lý ăn, bú, thay tã…và biểu hiện sự khó chịu khi bị kích ứng da hoặc gặp phải một số tình trạng bệnh lý khác.
Một số trẻ khóc vật vã và vặn đỏ mình nhưng thật ra đều không có vấn đề gì đáng ngại. Tuy nhiên, vẫn không thể chủ quan rằng mọi trường hợp đều như nhau.
Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh khi chào đời, tiếng khóc còn là một cơ chế giúp mở rộng phổi để sẵn sàng cho hoạt động hô hấp độc lập. Bên cạnh đó, tiếng khóc kết hợp với cử động tay chân còn giúp điều hòa thân nhiệt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Do đó, hiểu được tiếng khóc của trẻ qua từng giai đoạn còn đòi hỏi sự khăng khít trong mối dây liên kết giữa mẹ và con.
4. Liên tục nấc cụt
Sở dĩ trẻ sơ sinh thường nấc cụt là do hiện tượng xung truyền thần kinh giữa não bộ và cơ hoành chưa có sự ổn định gây ra. Sau khi trẻ lớn hơn, nấc cụt cũng sẽ tự động biến mất.
Nếu nấc cụt thường xuất hiện kèm theo nôn trớ, giật nảy mình, khó ngủ, sụt cân… mẹ cân mẹ nên nghĩ đến khả năng thiếu hụt vitamin D.
5. Lác sữa và rôm sảy
Một số hormone thai kỳ của mẹ vẫn còn trong cơ thể của trẻ sơ sinh nên bé có thể bị nổi mụn trong vài ba tháng đầu và sẽ tự hết sau đó. Do đó, mẹ không nên tùy tiện bôi thuốc để tránh làm tình trạng mụn từ vô hại trở nên nguy hại. Tốt nhất mẹ chỉ nên dùng dầu dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh và thoa đều lên da bé từ 1-2 lần trong ngày.
6. Đi ị nhiều lần
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh càng đi ị nhiều với phân tốt càng chứng tỏ bé bú khỏe và tiêu hóa tốt. Nếu bé đi ị nhiều mà không kèm theo nôn trớ, lẫn máu trong phân, và ăn nghỉ, vui chơi bình thường thì điều này không đáng lo ngại. Ngược lại, nếu trong phân có máu, trẻ ngủ li bì do mệt mỏi, quấy khóc nhiều và bỏ ăn cần đi khám để biết nguyên nhân chính xác.
Nếu bé đã qua 3 tháng mà dấu hiệu đi ị nhiều lần trong ngày vẫn tiếp diễn, mẹ có thể xem xét lại chế độ ăn của mình.
Trường hợp bé đi ị quá nhiều, để cầm, mẹ có thể cho uống BIOVITAL 2 gói/ ngày và liên tục trong 1 tuần. Khi triệu chứng giảm mẹ có thể ngưng. Cần lưu ý, luôn bổ sung nước đầy đủ cho bé trong trường hợp tiêu chảy nhiều.
Tuy nhiên, để cận thận hơn, mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám khi cơ thể bé mất nước nhiều và dẫn đến mất sức.
7. Khò khè
Tiếng khò khè trong lúc thở là tình trạng phổ biến rất bình thường của gần 80% trẻ sơ sinh trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu không kèm theo ho, sốt hay sổ mũi.
Thông thường các dịch nhầy trong nước ối trẻ nuốt phải sẽ được co thắt tự nhiên trong quá trình mẹ rặn đẻ để được tống ra ngoài giúp phổi hô hấp độc lập một cách tự nhiên sau sinh đứa trẻ chào đời.
Những trẻ được sinh bằng phương pháp mổ hoặc sinh thường nhưng cơn đau đẻ của mẹ quá ngắn, ít cơn gò hay trẻ còn non tháng không thể tự tống đẩy những dịch nhờn này ra ngoài nên trẻ thường bị khò khè.
Bài thuốc dân gian dùng hạt chanh chưng đường phèn có thể giúp bé hết nhanh triệu chứng này hoặc mẹ có thể để trẻ tự khỏi.
8. Nhảy mũi
Do mũi của trẻ sơn sinh thường rất nhỏ và rất nhạy nên chỉ cần những kích ứng nhỏ từ bên ngoài như bụi phấn rôm, bụi từ vải vóc hay bụi trong không khí cũng có thể khiến nhảy mũi liên tục khi xuất hiện các xung huyết. Hiện tượng này sẽ mất hẳn khi bé dần thích nghi với môi trường và phát triển hoàn thiện hơn.
9. Táo bón
Trẻ bú mẹ thường tiêu hóa và đi phân tốt hơn trẻ bú sữa công thức. Trẻ táo bón trong thời gian đầu có thể không quá nguy hại ngoài việc khiến bé khó chịu. Tuy nhiên, nếu để lâu dài, bé có thể phải chịu những hệ lụy như mắc bệnh trĩ, hấp thu dinh dưỡng kém…
Do vậy, nếu còn trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Nếu trẻ bú sữa bình bị táo bón nặng, có thể cho bé uống thêm nước. Tuy nhiên, lượng nước cũng phải vừa chừng.
Hoặc, bạn có thể áp dụng bài thuốc trị táo bón trong dân gian nếu trẻ đã trên 2 tháng:
Dùng lá diếp cá tươi ngâm nước muối cho thật sạch. Sau đó giã nát lấy nước cho bé uống. Mỗi lần chỉ uống khoảng 1 muỗng cà phê.
Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên kích thích nhu động ruột cho bé bằng cách xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút vào mỗi sáng sớm sau khi bé vừa thức dậy.
Lưu ý, không nên để trẻ bón lâu quá 4 ngày.
10. Nôn trớ
Khi thức ăn từ dạ dạy bị trào ngược lên thực quản và ra miệng người ta gọi là nôn trớ. Điều này là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày còn nằm ngang và men tiêu hóa chưa tiết đủ. Để giảm tình trạng này, mẹ nên:
– Khum bàn tay vỗ lưng bé 3-5 cái sau mỗi cữ bú để bé được ợ hơi.
– Bé trẻ trong khoảng 15 phút trước khi đặt nằm xuống trở lại.
– Mỗi cữ bú nên chia nhỏ với lượng sữa ít hơn. Nếu trẻ bú bình, mỗi lần chỉ cho bú từ 30 – 45ml và cách quãng cữ bú trong khoảng 1,5 tiếng. Dần dà, lượng sữa có thể tăng dần đều đến khi bé làm quen.
– Nên cho trẻ bú đúng tư thế.
Giải đáp cùng bác sĩ nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay gồng mình, vặn mình
Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình
Hỏi: Em chào bác sĩ. Con trai em mới được gần 1 tháng tuổi, từ lúc ở bệnh viện về em phát hiện có tiếng khò khè nhỏ nhỏ ở lồng ngực bé, có nhờ 1 cô y tá đến nghe tim phổi thì được kết luận là do dịch ối hút ra chưa hết, bé cũng không có biểu hiện sốt hay khóc khó chịu. Chỉ lúc bú mẹ, có thể một phần sữa mẹ xuống nhanh mà bé thì lại ham ăn (trộm vía) nên bé hay bị sặc, nhưng em nghĩ 1 phần nguyên nhân trên cũng tác động vào.
Giờ bé được gần 1 tháng tuổi, về đêm em phát hiện thấy bé khò khè nhiều hơn ở gần cổ, như lúc người lớn có đờm ở cổ, bé ngủ không yên giấc do giật mình và hay vặn mình, cả ban ngày mỗi khi bé vặn mình đều đỏ cả mặt và vặn vẹo lung tung.
Bác sĩ cho em hỏi hiện tượng đó có sao không ạ? Liệu dịch ối ở phổi bé có được cơ thể bé tự đẩy ra ngoài không? Mẹ em nói trẻ con 3 tháng đầu cứ vặn mình liên tục thì mới lớn, bác sĩ cho em lời khuyên về hiện tượng vặn mình của bé, liệu em có phải đưa cháu quay lại bệnh viện để hút dịch ối ra không. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Trả lời của bác sĩ nhi khoa:
Bạn thân mến ơi, y tá nào mà trả lời liều lĩnh vậy, họ không biết nghe tim phổi bé sơ sinh đâu, dịch ối mà còn trong phổi bé thì nguy to từ lâu rồi. Ngay đến ‘lão làng” trong chuyên khoa nhi mà không có kinh nghiệm sâu về sơ sinh cũng không dám kết luận vậy bạn nhé.
Bé có khò khè là do kéo đờm có thể do thể tạng tăng tiết dịch của bé, có thể do chính nguyên nhân bị sặc sữa lên mũi mà bé thì không biết khạc như chúng ta.
Bạn nên rỏ nước muối sinh lý làm loãng đờm ra và lấy sợi chỉ bông ngoáy nhẹ mũi làm cho bé hắt hơi sẽ có thể ra gỉ hoặc đờm. Nếu bạn thấy không yên tâm thì đưa bé đi khám BS Nhi chuyên Tai-Mũi-Họng nhé.
Về việc bé hay vặn mình, bạn theo dõi thêm nguyên nhân vì sao, do bé khó chịu hay do bé hiếu động. Nếu bé hiếu động thích ngọ nguậy thì cứ để cho bé “vận động” thôi, bé sẽ thêm khỏe hơn.
Nhưng nếu bé vặn mình do khó chịu hoặc thường xuyên trong khi ngủ thì bạn cần kiểm tra xem có điều gì làm bé khó chịu không. Ví dụ: nóng quá, tã bị ướt, phòng bức bí, nhiều tiếng ồn, bé ăn có no hay không v.v…
Trẻ ngủ hay vặn vẹo, giật mình
Hỏi: Con gái em được 1 tháng tuổi, khi sinh nặng 2,9kg và dài 49cm. Em sinh mổ nên 3ngày sau sinh mới có sữa cho bé. Trong 15 ngày đầu em chỉ cho bé bú sữa mẹ ban ngày, còn ban đêm bé bú sữa công thức.
Từ khi sinh đến 15 ngày đầu bú sữa tăng từ 30ml đến 60ml. Từ ngày 16 đến nay em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, khoảng 2-3 tiếng bú một lần, cả ngày lẫn đêm.
Hiện bé được 4kg và dài 55cm, tắm nắng hàng ngày 15-20phút mỗi ngày. Trong vòng 12 ngày đầu bé ngủ rất ngon trừ khi đói mới dậy bú. Gần đây bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình, vặn vẹo và thỉnh thoảng còn rên (không ra mồ hôi trộm), bú hay bị sặc sữa và thỉnh thoảng còn ho. (H.M)
Con em tăng cân như vậy là bình thường. Chiều cao còn vượt chuẩn hơn 1cm.
Có khả năng bé bị còi xương. Trẻ phát triển chiều cao càng nhanh thì nguy cơ bị thiếu canxi càng dễ xảy ra. Trẻ còi xương thường ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc lăn lộn, thường giật mình, tóc rụng, đầu bị bẹp, chậm biết lẫy, bò, đi, chậm mọc răng, thóp mềm và chậm liền…
Vì vậy, ngoài tắm nắng em cần bổ sung cho bé 2 giọt vitamin D3 mỗi ngày, uống 5ml canxi và 5mg kẽm.
Trẻ hay trớ, vặn mình khi ngủ
Hỏi: Con tôi được 3 tháng tuổi nặng 6kg (lúc sinh là 3,5kg ), bé chỉ bú sữa mẹ, nhưng ăn hay trớ. Khoảng 2-3 ngày cháu mới đi đại tiện một lần.
Gần đây cháu bị ra nhiều mồ hôi ngay cả lúc ngủ và bú. Trước cháu chỉ ra mồ hôi lấm tấm khi bú, còn bây giờ ra ướt như gội luôn. Cháu ngủ hay uốn éo, vặn vẹo. Liệu có phải do cháu thiếu canxi không ạ? Từ hồi sinh, tôi vẫn cho cháu uống vitamin D hai giọt mỗi buổi sáng. (Gia Trọng)
Trả lời của bác sĩ dinh dưỡng:
Về cân nặng, cháu phát triển vậy là bình thường. Các dấu hiệu bạn mô tả chứng tỏ bé đang bị còi xương. Tuy đã được uống 2 giọt vitamin D, nhưng có thể do hấp thu kém nên vẫn bị thiếu. Ngoài bổ sung vitamin D, bạn cần bổ sung canxi và kẽm cho bé nữa.
Tình trạng nôn trớ ở lứa tuổi này có thể là do nôn trớ sinh lý. Bạn chỉ cần chia nhỏ bữa ăn bằng cách cho con bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày, không bú quá no. Khi bú xong, không nên đặt trẻ nằm ngay mà bế cao đầu trong vòng 15-20 phút. Từ trên 6 tháng thì tình trạng nôn trớ sẽ giảm dần.
2-3 ngày bé mới đi đại tiện 1 lần như vậy là cháu đang bị táo bón. Nguyên nhân có thể do bệnh còi xương hoặc do loạn khuẩn đường ruột. Bạn nên cho cháu đi khám để bác sĩ chuẩn đoán và điều trị.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình, đỏ mặt
Gửi Bác Sĩ Bệnh Viện Nhi Đồng: Con tôi sinh được 20 ngày, gần đây bé hay vặn mình trong lúc ngủ, hay lúc không ngủ bé cũng vặn mình (mỗi khi vặn mình mặt bé đỏ cả người) và bé không chịu ngủ trong khoảng thời gian từ 2 giờ đến 4 giờ sáng.
– Những biểu hiện như thế của con tôi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không ? Biểu hiện trên thuộc bệnh lý gì ?
Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên và chỉ dẫn cho tôi hướng khắc phục hay đi khám ở phòng mạch nào. Thấy bé như thế phận làm bố tôi thực sự không an tâm lắm. Rất mong nhận được sự tư vấn của Bác sĩ để bé có giấc ngủ ngon và không vặn mình trong lúc ngủ. Tôi xin cảm ơn (Thu Hằng – TPHCM)
Trả lời của bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng:
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 2 tháng tuổi, biểu hiện bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết. Ngoài ra bé vẫn biểu hiện bình thường, không khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt.
Nếu triệu chứng do thiếu canxi máu, thì thường gặp hơn ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Trẻ có biểu hiện dễ kích thích với tiếng động, hiếm hơn có khò khè, hoặc nôn ói. trẻ còi, chậm lên cân.
Nếu do trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, thường trẻ sẽ có triệu chứng hay nôn ói, khó chịu và quấy nhiều ban đêm, có thể có khò khè hoặc viêm phổi tái đi tái lại.
Nói tóm lại, nếu bé vẫn khỏe, vẫn lên cân tốt, thì triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường, sẽ tự hết khi bé được 2 – 3 tháng tuổi còn không ngủ vào lúc 2 -4 giờ sáng thì cha mẹ nên điều chỉnh giấc ngủ cho bé. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có giấc ngủ ngắn, thường 3 đến 4 tiếng sau cử bú, do vậy ba mẹ có thể điều chỉnh lại giờ đi ngủ cho bé.
Trẻ sơ sinh hay bị vặn mình và gồng mình đến đỏ mặt
Hỏi: Xin Chào Các Bác Sĩ !
Con em sanh mổ nay được 15 ngày ,nhưng khi bé ngũ hay thức đều hay vặn mình và gồng mình ,có khi đến đỏ cả mặt. Em có xem trên diễn đàn thấy bác sĩ bảo là bé thiếu Vitamin D. Vậy em xin hỏi bác sĩ là em mua chai Hỗn Dịch Uống Calci Milk loại chai 360ml, trong đó có chứa Tricalci phosphat gel. ..3.6g và Vitamin D3.. 14400 IU về cho bé uông có được không ? Và nếu uống được thì khõang mấy chai thì ngừng không uống nữa? Xin cảm ơn Bác Sĩ Nhiều !
Trả lời của bác sĩ BV Từ Dũ:
Xin chào chị,
Như đã trả lời trên diễn đàn, nếu trẻ bú sữa mẹ (hoàn toàn hay có dặm thêm sữa bột) thì cần uống thêm vitamin D 400 UI mỗi ngày cho đến khi uống được mỗi ngày 1 lít sữa bột (sữa công thức) hay sữa tươi có bổ sung vitamin D.
Trong 1 lít sữa công thức thường có ít nhất là 400 UI nên nếu trẻ bú sữa công thức mà bú ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày thì nên bổ sung bằng vitamin để đủ nhu cầu 400 UI vitamin D mỗi ngày.
Có 2 dạng vitamin D là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Dạng vitamin D3 có hiệu quả tốt hơn vitamin D2. Thuốc Calci Milk chứa 200 UI vitamin D3 và 50 mg Tricalci phosphat trong 5 ml, chị có thể sử dụng thuốc này để bổ sung vitamin D cho cháu.
Những nghiên cứu gần đây ở nhiều nơi trên thế giới như Đức, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Trung Quốc…cho thấy trẻ vị thành niên cũng bị thiếu vitamin D nên Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo tiếp tục đảm bảo cung cấp cho trẻ lớn và trẻ vị thành niên 400 UI vitamin D mỗi ngày, bằng cách uống sữacó bổ sung vitamin D hay dùng thuốc multivitamin.
Như vậy, chị có thể phải bổ sung vitamin D cho trẻ lâu dài, miễn sao đủ nhu cầu 400 UI vitamin D mỗi ngày, ít nhất là đến khi trẻ được 18 tuổi.
Chúc chị và cháu luôn khỏe mạnh.
Bé hay vặn mình, đỏ mặt, lồi rốn, rặn đến ọc cả sữa
Hỏi: Chào Bác sĩ, Bé ở nhà được gần 2 tháng rồi ạ. Tôi đã cho bé uống cãni và D, nhưng đến nay bé vẫn còn vặn mình, vặn đến đỏ mặt, lồi rốn, ọc sữa. Đi ngoài bé thường hay rặn đến ọc cả sữa. Bé lên cân bình thương, trong vòng chưa đến 1,5 tháng bé lên được 2,3kg (3,6kg khi sinh lên 5,9kg). Như vậy có bị làm sao không ạ. Có biện pháp nào khác phục không ạ?
Trả lời của bác sĩ nhi khoa:
Chào bạn,
Em bé của bạn có thể bị thoát vị rốn. Đây là bất thường bẩm sinh do cơ bụng vùng lỗ rốn chưa khép sát. Khi bé vặn mình sẽ thấy rõ hơn chứ không phải là vặn mình làm lồi rốn. Tình trạng này sẽ tự hết trong vòng 1 năm.
Bạn có thể dùng đồng xu 5000 gói trong gạc sạch để lên vùng rốn rồi dán băng keo lên. Khi bé tắm bạn tháo ra, để trống khoảng 1 giờ rồi băng lại.
Làm liên tục như vậy nhiều ngày sẽ giúp thoát vị rốn nhanh khỏi hơn. Nếu sau 3 tuổi mà bé vẫn không hết thì mới cần phẫu thuật. Động tác vặn mình rất thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
Nếu con bạn bú mỗi ngày trên 500 ml sữa bột thì không cần uống thêm canxi. Uống thừa canxi sẽ làm bé táo bón. Em bé của bạn có thể chỉ cần phơi nắng sáng và uống mỗi ngày 400 UI vitamin D3. Bạn nên bế bé ở tư thế thẳng đứng 30 phút sau khi bú.
Khi bé nằm, bạn nên làm một cái kén hình chữ O bằng khăn lông để bé nằm bên trong, đầu và vai gối lên kén. Nếu sau khi làm các biện pháp trên mà tình trạng ọc sữa vẫn còn xảy ra nhiều lần trong ngày thì bạn cần đưa bé đi khám bệnh để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình – Cha mẹ phải làm sao?
(Mẹ bé Pom): Các mẹ có kinh nghiệm giúp em, con bé nhà em chưa đầy tháng nhưng từ khi sinh đã hay ngủ hoặc thức đều vặn mình liên tục, chính vì thế mà rất hay bị trớ. Mà bây giờ hay thích bế thì mới ngủ, cứ đặt xuống là thức và khóc, cựa quậy liên tục.
Em có tìm hiểu thì giống như thiếu vitamin D và Canxi, em đang định mua vitamin D loại aquadetrim cho con uống, không biết có được không? Các mẹ tư vấn giúp em, em đang mệt vì bé cứ thế này mãi, em không thể nào ngủ được.
(Mẹ chiaki): Mình cũng đang stress vì con vặn mình và quấy quá đây. Nhưng hôm trước mình hỏi bác sĩ thì họ bảo trẻ vặn như vậy là do hệ thần kinh chưa hoàn thiện, kiểu như đó là vận động vô thức ấy, bé lớn sẽ tự hết.
Trong trường hợp có kèm theo rụng tóc hình vành khăn và quấy khóc khi ngủ thì mới nghĩ đến thiếu vitamin D nên nếu bạn cho bé uống thuốc thì mình nghĩ tốt nhất nên tư vấn của bác sĩ trước chứ không nên tự dùng. Chúc bé nhanh ngoan!
(Mẹ Mỹ Uyên): Trời bạn mua aquadetrim cho bé uống ngay đi chứ gì nữa. Bác sĩ khuyến cáo phải cho bé uống ngay khi lọt lòng mà, cho bé uống trước 9h sáng sau đó cho lên phơi nắng tầm 10-15 phút, làm ngay đi nhé không để mấy hôm nữa bé thiếu canxi nặng, đổ mồ hôi, quấy khóc, ngủ không ngon giấc là mệt lắm. Tất cả mọi tài liệu họ đều khuyến cáo phải cho trẻ uống vitamin D càng sớm càng tốt mà.
(Mẹ bé Bông Gòn): Bé nhà mình lúc ra tháng cũng thế, cứ đòi bế thì mới ngủ, đặt xuống là ngọ nguậy ngay, khổ ghê gớm, nên cả nhà đành phải thay nhau bế thôi, có ai đó bảo là đừng bế bé sẽ quen, nhưng không bế không được mọi người ơi, nó quấy khóc suốt thì làm sao chịu nổi, thôi đành chịu cực chút để con ngủ ngon vậy, đến tầm khoảng đâu 2 tuần thì có đỡ hơn, đặt lên võng đu đưa nhẹ là êm ru.
Còn vụ vặn mình thì các mẹ phải phơi nắng bé hàng ngày nhé, vì nhu cầu can xi của bé rất cao, mà có vitamin D thì can xi mới tổng hợp, cơ thể mới hấp thu được.
Mẹ bé Bim tư vấn cách tắm nắng cho trẻ hay vặn mình:
Trước hết bạn cần cho bé tắm nắng (đặt nằm cạnh cửa sổ có ánh nắng hắt vào) để bảo đảm vitamin D cho bé. Có thể do đang nằm trong bụng mẹ chặt chẽ, bây giờ bé cảm nhận chống chếnh, không được “ôm” như trước. Bạn có thể chặn gối nhẹ cạnh người hay chân tay. Không nên bế, sẽ quen và khó sửa tật đòi bế.
Việc bé hay vặn mình và ngọ nguậy khó ngủ cũng có thể do nhiều nguyên nhân, do vậy bạn cần theo dõi bé có ngủ đủ hay không (ban ngày ngủ đủ không), tiếp đến là bé ăn có no không vì nếu bé đói thì tất nhiều là khó chịu rồi.
Ngoài ra còn các yếu tố như tiếng động trong phòng, liệu có ồn không, bé có nhạy với âm thanh không và lưu ý cả không khí nữa bởi nếu không thoáng đãng thì rất bí và bé khó ngủ. Chúc 2 mẹ con vui khỏe.
(Mẹ Gigi): Aquadetrim, mỗi ngày 1 giọt, cho bé uống lúc sáng thức dậy, bé nhà mình uống khỏi cần phơi nắng cũng hết cựa mình nhưng phơi được nắng thì tốt.
Bé nhà mình nhiều hôm cũng quấy kinh, bạn tìm hiểu xem: bé ăn đủ no chưa, nhiều khi chỉ pha thêm 30ml là êm, bé có bị ướt tã ko? Hôm nào bé quấy chịu khó ẵm em 1 chút cho em có cảm giác yêu thương, đung đưa 1 chút cũng ko sao, bé dịu lại là đặt xuống.
Mình thì cho bé vào địu, vừa tập thể dục nhẹ nhàng, đi lại, bé chỉ 5 phút là ngủ, nhớ dùng loại địu tốt.
(Mẹ bé Misu): Kinh nghiệm của mình là dùng khăn quấn chặt tay chân con lại, sau đó đặt lên gối cao. Con mình lúc đầu cũng vặn mình và trớ nhiều nên y tá trong bệnh viện có chỉ mình làm vậy. Giờ con 3 tháng nhưng trước khi đi ngủ mình vẫn quấn chặt con.
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình chỉ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên qua bài viết này, hy vọng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về vấn đề này từ đó có cách chăm sóc đúng đắn hơn cho trẻ sơ sinh.
(Sưu tầm)