Corona virus – viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV và những gì cần biết

0
887
Corona virus – viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV và những gì cần biết
Corona virus – viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV và những gì cần biết

Corona virus – viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV và những gì cần biết

Corona virus là gì?

Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO) corona virus là một họ vi rút gây ra bệnh cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như SARS và hội chứng hô hấp Trung Đông ( MERS).

Ban đầu, những vi rút này được truyền từ động vật sang người. Trong đó, bệnh SARS được cho là đã truyền từ mèo sang người, và bệnh MERS truyền từ một loại lạc đà sang người.

Một loại virus corona được Trung Quốc xác định vào ngày 7 tháng 1 là một chủng mới chưa được xác định trước đây ở người. Loại corona virus này được đặt trên là viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV.

Loại virut mới này được xác định là truyền từ động vật sang người và từ người sang người

Viêm phổi Vũ Hán 2019-nCoV

Dịch corona bắt đầu từ giữa tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán – miền Trung của Trung Quốc. Loại virut này có bộ gen giống 70% với vi rút gây ra dịch SARS năm 2003.

Virus corona
Các triệu chứng bệnh

Triệu chứng:

  • Sốt
  • Ho
  • Khó thở
  • Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ bị viêm phổi, hội chứng hô hấp cấp tính nặng, suy thận và tử vong

Thời gian ủ bệnh có thể từ 10 – 14 ngày

Virus corona nguy hiểm như thế nào?

Một số chuyên gia cho rằng loại virut corona mới này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhiều như dịch SARS ( 800 người trên toàn thế giới, hơn 300 người Trung Quốc) trong năm 2002 – 2003. Tuy nhiên, số lượng lây nhiễm hiện nay đã lan rộng hơn dịch SARS về số lượng ca bệnh.

Loại virus này đã lan ra nhiều các quốc gia và châu lục trên thế giới như Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông.

Tại Việt Nam, hiện tại đã phát hiện 8 ca dương tính với virut corona này.

Virut corona lây qua đường nào?

Cách thức lây lan của viêm phổi Vũ Hán
Cách thức lây lan của bệnh viêm phổi Vũ Hán

Lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Người bệnh ho, hắt hơi hoặc bắt tay có thể lây bệnh cho người khác. Hoặc có thể chạm vào những đồ vật mà người bệnh trước đó đã chạm vào hoặc khi xử lý chất thải của người bệnh

Lây từ động vật sang người: các nhà khoa học đang chứng mình nguồn gốc của Cov-2019 là từ dơi hoặc rắn.

Các biện pháp ngăn chặn virus Corona lây lan trên thế giới

  • Các nhà khoa học đang nghiên cứu vắc xin tuy nhiên khó có thể có trước năm 2021
  • Trung Quốc đã phong tỏa và hạn chế đi lại ở thành phố Vũ Hán và các tỉnh lân cận.
  • Các quốc gia có công dân đang sinh sống tại Vũ Hán đã cho công dân sơ tán.

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh của WHO

+ Khi mua sắm thực phẩm tươi sống bạn nên:
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sau khi chạm vào các sản phẩm từ  động vật
  • Tránh chạm tay vào mắt, miệng, mũi
  • Tránh tiếp xúc với động vật ốm  và các thực phẩm ôi nhiễm
  • Tránh tiếp xúc với các động vật, thực phẩm không rõ nguồn gốc và chất thải, chất lỏng trong chợ.
+ Rửa tay sau khi:
  • Ho, hắt hơi
  • Trước và sau khi chế biến thực phẩm
  • Trước khi ăn
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi chăm sóc người bệnh
  • Bất cứ khi nào tay bẩn
  • Sau khi tiếp xúc với động vật
+ Bảo vệ những người xung quanh bằng cách
  • Dùng khăn giấy hoặc tay áo che miệng và mũi khi ho và hắt xì
  • Vứt bỏ khăn giấy sau khi ho và hắt xì vào thùng rác có nắp đậy
  • Rửa tay sạch sau khi ho và hắt xì
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh mà không có đồ bảo hộ
  • Tránh tiếp xúc với động vật nuôi hoặc động vật hoang dã
+ Đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Sử dụng dao và thớt cho thịt sống và thịt chín khác nhau
  • Rửa tay khi chuyển từ chế biến thực phẩm sống qua thực phẩm chín
  • Không nên sử dụng thịt của động vật ốm
  • Bạn vẫn có thể ăn thịt khi ở trong vùng dịch nếu nấu chín

Ngoài ra, bạn nên:

  • Để phòng ốc thông thoáng, dọn dẹp nhà bằng dung dịch sát khuẩn 
  • Tránh đến chỗ đông người như sân bay, khu vui chơi, chợ, siêu thị… khi không cần thiết
  • Đến bệnh viên khi có những triệu chứng như : sốt, ho, khó thở…
  • Xúc miệng bằng nước sát khuẩn
  • Giữ ấm cơ thể 
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hô hấp

Hãy chia sẻ bài viết này để bạn bè cùng biết nhé!

Theo: WHO