Cách khử độc măng tươi đơn giản và dễ dàng nhất

0
1503
Cách khử độc măng tươi đơn giản và dễ dàng nhất

Cách khử độc măng tươi đơn giản và dễ dàng nhất mà mọi chị em phụ nữ nên nhớ

Măng tươi là một loại thực phẩm quen thuộc đối với mọi gia đình. Chúng ta có thể chế biến nhiều món ngon bằng măng như luộc, xào, gỏi, hầm…. Tuy nhiên, trước khi chế biến thành một món ăn bất kỳ nào đó, các chị em nên nhớ phải sơ chế để khử độc mang tươi vì trong măng tươi có chứa độc tố dưới tác động của các enzym tiêu hóa, cyanide có trong măng sẽ biến thành axit cyanhydric. Điều này có thể gây ngộ độc nếu bạn ăn quá nhiều. Vậy nên khử độc măng tươi như thế nào?

Cách khử độc măng tươi

1. Luộc và ngâm nước muối hoặc nước vo gạo

Cách đơn giản nhất mà người ta hay áp dụng để sơ chế măng tươi đó là luộc khoảng 2 – 3 lần. Tuy nhiên, với cách này cũng chưa thể khử hết độc trong măng một cách triệt để. Tốt nhất, bạn có thể tách vỏ măng, xắt lát mỏng và ngâm qua đêm. Sau đó, luộc rửa măng khoảng 2 – 3 lần rồi ngâm nước gạo hoặc nước muỗi loãng từ 1 – 2 ngày.

Lưu ý: Thay nước ngâm 6 tiếng 1 lần

2. Luộc với rau ngót

Măng mang về tách vỏ, cắt lát, rửa sạch rồi bỏ vào nồi luộc chung với 1 nắm rau ngót. Khi măng sôi, nhấc xuống và gạn nước. Sau đó, bạn lọc rau ngót ra và rửa sạch một lần nữa.

3. Luộc măng với ớt và nước vo gạo

Cách khử độc măng tươi – Luộc với ớt và nước vo gạo

Măng tươi lột vỏ, cắt khúc. Sau đó xếp vào nồi, cho 2- 3 quả ớt đã xắt lát bỏ hạt rồi đổ nước vo gạo vào sao đó nước ngập măng. Cho lên bếp đun cho đến khi măng chín. Chắt nước và rửa lại bằng nước nhiều lần. Cách này sẽ giúp măng không đắng và loại bỏ hết độc tố trong măng.

4. Ngâm măng tươi với nước vôi

Măng tươi mang về tách vỏ rồi ngâm với nước vôi khoảng 3 tiếng. Tiếp theo, luộc măng đến khi nước trong. Khi luộc lưu ý mở nắp để chất độc bay ra ngoài. Cách này sẽ giúp khử độc măng tươi nhanh nhất.

Măng tươi là một món ăn ngon, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để ăn loại thực phẩm này. Những người bị bệnh đau dạ dày được khuyến cáo là không nên ăn măng tươi vì hàm lượng acid cyanhydric chứa trong măng có hại cho dạ dày sẽ khiến bệnh càng trầm trọng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng không nên ăn măng vì  măng lại chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều dẫn đến no lâu, đầy hơi. Hơn nữa, nếu sơ chế măng không kỹ sẽ gây ngộ độc, rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Hy vọng những cách khử độc măng tươi trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm bếp của mình.

Hãy chia sẻ mẹo hay ẩm thực này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Sưu tầm

Xem thêm: