Bí quyết nhận biết bệnh tay chân miệng và cách phòng chống ở trẻ nhỏ

0
1519
Bước vào thời điểm giao mùa, nhất là vào mùa hè nóng nực, hiện tượng sốt xuất huyết, phát ban và tiêu chảy cấp xuất hiện lan tràn khắp mọi nơi. Đặc biệt,  bệnh chân, tay, miệng ở trẻ có xu hướng gia tăng ngày càng nhiều. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và độ an toàn cho con, bài viết dưới đây là mẹo hay giúp mẹ nhận biết về dịch bệnh tay chân miệng để mẹ có thể chăm sóc bé một cách an toàn nhất.
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chân tay miệng
Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh tay chân miệng ở rất nhiều trẻ nhỏ, nhưng nhiều hơn cả là bé ở độ tuổi  khoảng 4-5 tuổi. Bệnh này là do hai nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71 ) gây ra. Căn bệnh này có khả năng lây lan từ người này sang người khác và dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Biểu hiện chính của bệnh này là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như: Miệng, lòng bàn tay,lòng bàn chân, mông và gối. Nhưng tùy vào cơ địa mà mỗi người sẽ có dấu hiệu khác nhau.
2. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

– Một trong những dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi ban đỏ, ho, …
– Dấu hiệu rõ nhất là nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Và thông thường trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành những nốt bọng nước.

Với những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục thường nổi đỏ ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

Khi bé gặp phải dấu hiệu này, bé không có cảm giác đau hay ngứa khoảng 10 ngày hoặc có thể là hơn.
– Loét miệng: Các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng và những vết loét có đường kính từ 4-8mm mọc ở khắp nơi trong miệng khiến bé khó ăn.

Gặp phải những trường hợp này, rất nhiều bố mẹ hay lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường nên chủ quan. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con, bố mẹ nên đưa con đến bác sỹ kịp thời nếu không để lâu sẽ rất có khả năng gây biến chứng viêm màng não.

3. Cách phòng chống bệnh tay chân miệng
Cho tới hiện tại, vẫn chưa có vacxin phòng ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, dưới đây là một số biện pháp hạn chế thông thường:
– Bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sỹ trực tiếp để thăm khám để loại bỏ dấu hiệu bệnh tay chân miệng.
– Nếu không thực sự cần thiết, người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh tay chân miệng.
– Nếu trẻ mắc bện tay chân miệng bố mẹ nên cho con điều trị tại nhà theo  hướng dẫn của các bác sỹ. Cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng, các thực phẩm mềm, lỏng dễ nuốt. Chú ý không cho bé ăn đồ cay nóng.
– Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh để bé tiếp xúc với bụi bẩn, và sau khi chăm sóc người bệnh cần rửa sạch tay với xà phòng.
– Tuyệt đối không được chọc vỡ các mụn nước, bọng nước trên da bệnh nhân nếu không sẽ lan rộng hơn.
– Nên giặt đồ của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn
– Theo dõi sát sao bé có hiện tượng sốt khi đang có dịch bệnh tay chân miệng.
– Khi trẻ mắc bệnh, bạn  nên cho con nghỉ học một thời gian để đảm bảo sức khỏe cho bé và những người xung quanh.
Trên đây là tất cả các nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Hy vọng sẽ giúp các bố mẹ có cách chăm sóc bé tốt hơn!