Smart Phone đã lấy của bạn quá nhiều thứ
Trong kỷ nguyên công nghệ, Smart Phone là vật khó có thể thiếu được trong giới trẻ. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà rất nhiều hệ lụy đến chúng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phần nào về những hệ lụy đó:
Dù chưa từng chứng kiến Allen – một đồng nghiệp của tôi sử dụng điện thoại nhưng tôi cá là anh ấy có một chiếc. Tôi từng gọi điện và nhắn tin cho anh ấy. Thậm chí tôi nhớ anh ấy còn hỏi tôi nên chọn iPhone 6 hay Plus.
Tuy nhiên, đây chỉ là những chứng cớ tôi đưa ra nhằm chứng minh sự tồn tại của chiếc điện thoại đó. Trên thực tế Allen có quy định riêng cho mình đó là không sử dụng điện thoại khi có mặt người khác.
Điều này có nghĩa là Allen sẽ không bao giờ động vào điện thoại, trừ khi ở một mình.
Khi Allen lần đầu tiên tiết lộ nguyên tắc này, tôi nghĩ anh ấy bị điên rồi. Tôi check điện thoại mọi lúc mọi nơi. Dù có người xung quanh hay không, cần thiết hay không cần thiết. Tôi thầm nghĩ làm sao có thể sống mà không cập nhập những thông tin mới trên mạng xã hội, tin nhắn và cuộc gọi được?
Tuy nhiên, khi chứng kiến cách Allen giao tiếp với những người khác trong văn phòng, tôi nghĩ có lẽ anh ấy đã đúng. Dù là khách hàng hay sếp, họ đều rất hào hứng trò chuyện cùng Allen.
Vì vậy, tôi quyết định sẽ “cai” điện thoại trong 1 tuần. Dưới đây là những điều bất ngờ xảy ra:
Mọi người bắt chước theo tôi
Tôi dành 4 giờ đồng hồ cùng các đồng nghiêp kết thúc những công việc cực kỳ quan trọng. Điều này thật sự khó khăn nhưng tôi luôn để điện thoại trong túi trong suốt thời gian đó. Và thật bất ngờ khi một đồng nghiệp nữ trong nhóm cũng làm như vậy. Càng bất ngờ hơn khi đây vốn là một người “nghiền” mạng xã hội.
Sau tuần thử nghiệm đó, việc này tiếp tục được lặp lại thường xuyên hơn. Rõ ràng khi bạn không sử dụng điện thoại nhưng người khác dùng, họ sẽ cảm thấy áp lực phải cất điện thoại đi và thậm chí ít muốn mở ra kiểm tra lại.
Chúng tôi đã kết thúc dự án sớm hơn so với dự định một phần bởi không bị phân tán bởi điện thoại. Hiệu suất làm việc đã tăng rõ rệt mặc dù tôi buộc phải trả lời hàng loạt email chậm hơn thông thường. Nhưng điều này là hoàn đáng đánh đổi.
Bài học rút ra: Không sử dụng điện thoại, mọi người sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Mọi người muốn nói chuyện với tôi nhiều hơn
Tôi không nói với bất kỳ ai về thử thách “cai” điện thoại của mình. Nhưng ai cũng có vẻ để ý đến việc này.
Mọi người thường nói chuyện một cách nửa vời, vừa nói vừa kiểm tra điện thoại. Còn tôi, tôi thậm chí không nghĩ tới việc rút điện thoại ra khỏi túi. Kỹ năng nghe của tôi được cải thiện khá nhiều.
Kết quả là, mọi người tỏ ra thích thú hơn khi nói chuyện với tôi. Lúc thảo luận một vấn đề gì đó, họ mỉm cười nhiều hơn trước. Đặc biệt khi nói về vấn đề nghiêm túc, họ trở nên thành thật và sâu sắc hơn.
Tôi cũng nhận thấy mọi người nói chuyện với tôi nhiều hơn. Thay vì những câu xã giao kiểu: Dạo này thế nào rồi? Khi gặp tôi lúc đi qua sảnh, họ dừng lại và hỏi thăm dự án tôi đang thực hiện hay kế hoạch cho cuối tuần.
Bài học rút ra: Không dùng điện thoại, mọi người sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn.
Mọi người tin tưởng ở tôi hơn
Theo nghiên cứu, sử dụng điện thoại khi có ai đó đứng bên cạnh khiến bạn ít được tin tưởng và đồng cảm hơn.
Thêm vào đó, việc sử dụng điện thoại cũng gây ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ của bạn . Dù dùng hay không.
Theo các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu này: “Điện thoại di động giống như một mạng lưới kết nối rộng lớn, làm giảm chất lượng các mối quan hệ và ít gần gũi hơn”.
Bài học rút ra: Không dùng điện thoại sẽ giúp bạn có mối quan hệ tốt hơn.
Từ những lợi ích kể trên, tôi đã quyết tâm thực hiện thử thách này dài hơi hơn với những mẹo dưới đây:
1/.Tắt chuông điện thoại khi đi với người khác.
2/. Bỏ điện thoại vào trong giỏ thay vì túi, khiến khó lấy ra.
3/. Giả vờ nếu không sử dụng điện thoại thì sẽ được gặp may mắn.
4/. Luôn nhắc với mình rằng các mối quan hệ rất quan trọng, nên trân trọng điều đó.
Khi biết ai đó đang chờ nghe điện thoại từ tôi, nếu đang ngồi một mình, tôi sẽ gửi email nhanh giải thích sẽ phải chờ bao lâu. Nếu có việc gì đó thật sự khẩn cấp, tôi sẽ để điện thoại trong túi, tới một căn phòng vắng và kiểm tra. Đây không phải biện pháp hoàn hảo. Nhưng ít nhất, mọi người không nhìn thấy tôi sử dụng điện thoại.
Thỉnh thoảng, tôi cũng bỏ lỡ những email quan trọng hay trả lời điện thoại chậm. Tuy nhiên, tôi chưa hề tiếc nuối về việc quên check điện thoại.
Dù ở thế giới ảo tôi thật sự khó liên lạc nhưng ở đời thực, tôi hoàn toàn là của bạn. Chúc các bạn đừng bỏ lỡ chính mình tại cuộc sống thực này nhé.
Hãy chia sẻ bài học cuộc sống này nếu bạn thấy hữu ích nhé!
(Sưu tầm The Muse)