Những nơi nhiều vi khuẩn nhất trong căn bếp mà bạn nên biết

0
543
Những nơi nhiều vi khuẩn nhất trong căn bếp của bạn
Những nơi nhiều vi khuẩn nhất trong căn bếp của bạn

9 nơi nhiều vi khuẩn nhất trong căn bếp của bạn

Nhà bếp là trái tim của ngôi nhà. Đây cũng là nơi sinh hoạt nhiều nhất cho cả gia đình. Do đó, đây cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất. Thực phẩm sống đã tiếp xúc với kệ bếp, bồn rửa, tay chúng ta…. Từ đó, tay chúng ta lại chạm vào tay nắm tủ lạnh, balo, ví…. Hoặc khi ăn chúng ta không đi rửa tay ngay mà chạm vô điều khiển tivi. Điều đó cũng đưa vi khuẩn đi khắp nơi trong nhà. Hãy cùng tìm hiểu xem đâu là nơi nhiều vi khuẩn nhất trong căn bếp của bạn để bạn biết cách giữ cho chúng thật sạch sẽ nhé!

1. Tay cầm, bảng điều khiển

Mỗi thiết bị trong nhà bếp đều có những bảng điều khiển hoặc tay cầm sẽ được chạm vào mỗi khi sử dụng. Tất cả những vật đó đều được sử dụng sau khi tay bạn tiếp xúc với thức ăn sống. Hoặc nếu bạn chưa rửa tay mà sờ vào các thức ăn sống thì bạn sẽ mang theo đất, vi khuẩn như E. coli, listeria, Salmonella và nấm men. Tất cả những loại vi khuẩn này có thể gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh khác.

Do đó, bạn cần lau tủ bếp, các bảng điều khiển, tay nắm của các thiết khi sau khi sử dụng hàng ngày. Hãy sử dụng khăn lau khử trùng hoặc dung dịch tẩy rửa dạng xịt với vải sạch và khăn giấy.

2. Bồn rửa

Mặc dù vi khuẩn có thể chảy theo nước nhưng vẫn có khả năng vi khuẩn ẩn náu trên bề mặt bồn rửa. Đặc biệt là trong các kẽ hở chỗ bồn rửa tiếp xúc với nút chặn xử lý rác. Theo thống kê thì 45% số bồn rửa tại nhà đều có vi khuẩn E. coli và một số loại vi khuẩn coliform.

Vì vậy, chúng ta nên khử trùng bồn rửa chén sau mỗi khi rửa chén, sơ chế đồ ăn ít nhất 1 lần 1 ngày. Đừng quên khử trùng tay cần, vòi nước và khu vực gần bồn rửa.

3. Bọt biển, miếng rửa chén và khăn lau bát đĩa

Theo nghiên cứu, 75% bọt biển, miếng rửa chén và khăn lau chén đĩa có chứa vi khuẩn coliform (salmonella hoặc E. coli).

Bạn nên giặt những đồ vật này bằng nước nóng và khử trùng sau mỗi lần sử dụng.

4. Tủ lạnh

Ngay cả khi nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C thì một số vi khuẩn có hại thực sự phát triển bên trong tủ lạnh. Hầu hết rau củ sẽ tươi lâu hơn khi chúng ta rửa trước khi cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, chúng vẫn còn sót lại vi khuẩn và vi trùng và chúng sẽ còn sót lại trong ngăn kéo của tủ lạnh.

Thịt sống cũng có thể bị tích tụ vi khuẩn và đọng lại trong ngăn kéo và các cạnh của kệ. Ngay cả những sản phẩm đóng gói cũng có thể có vi khuẩn.

Tủ lạnh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn
Tủ lạnh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn

Để tránh những vi khuẩn như coliform, nấm men hoặc nấm mốc phát triển trong tủ lạnh thì bạn hãy rửa kệ tủ lạnh định kỳ hàng tháng bằng những chất tẩy rửa nhẹ, nước ấm hoặc nước nóng. Hãy lau khô chúng lại bằng vải sạch hoặc khăn giấy.

Bên cạnh đó, hãy rửa sạch rau củ, thịt, trứng… và bỏ vào hộp kín trước khi cho vào tủ lạnh. Như vậy bạn sẽ tránh được tình trạng nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm với nhau.

Thêm vào đó, bạn hãy quét hoặc hút bụi phía trên, đằng sau và bên dưới tủ lạnh. Nếu được hãy tháo nắp thông hơi để hút bụi các cuộn dây phía trong. Bụi bám nhiều sẽ khiến tủ lạnh hoạt động với nhiều công suất hơn, sử dụng nhiều năng lượng hơn.

5. Thớt

Thớt nhựa và đặc biệt là thớt gỗ là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn sau mỗi lần sử dụng. Hãy sử dụng 2 loại thớt riêng biệt cho rau và thịt. Điều này sẽ giảm nhiễm chéo vi khuẩn trong quá trình chuẩn bị thức ăn.

Rửa thớt sau mỗi lần sử dụng bằng xà phòng và nước nóng. Tiếp đó, hãy lau khô bằng giấy hoặc khăn sạch. Không để thớt tự khô vì vi khuẩn thích môi trường ẩm ướt. Bạn cũng có thể chọn mua những loại thớt có thể để trong máy rửa chén để thớt có thể được làm sạch kỹ hơn.

6. Các thiết bị chế biến món ăn

Nước đọng lại trong máy pha cà phê cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển. Những thiết bị pha chế và chế biến món ăn có nên được làm sạch sau mỗi lần sử dụng.

7. Hộp đựng thức ăn, túi mua sắm, chai đựng nước

Mỗi lần bạn sử dụng hộp đựng có nắp đậy hoặc hộp đựng thức ăn, túi mua sắm hoặc chai đựng nước cũng có khả năng lây nhiễm chéo do vi khuẩn. Trừ khi những vật dụng đó được làm sạch đúng cách.

Hãy rửa chúng bằng cách đặt vào máy rửa chén hoặc rửa dưới vòi nước nóng, tráng qua xà phòng và làm khô hoàn toàn.

8. Mặt bàn bếp, quầy bếp

Vệ sinh bàn bếp, quầy bar và bàn đảo thường xuyên
Vệ sinh bàn bếp, quầy bar và bàn đảo thường xuyên

Hãy lau mặt bàn bếp, bàn đảo hoặc quầy bar – nơi mà bạn đặt đồ ăn mỗi khi mua về ít nhất 1 lần 1 ngày. Vì nơi đây là nơi là bạn chuẩn bị những món ăn, và có thể cũng là nơi bạn để những món ăn đã chế biến xong. Do đó, khả năng lây nhiễm vi khuẩn ở đây khá cao. Bạn hãy lau bằng khăn lau khử trùng hoặc bình xịt khử trùng và lau sạch những nơi này ít nhất 1 lần 1 ngày nhé.

9. Hũ gia vị

Bạn sử dụng những hũ gia vị thường xuyên trong lúc chế biến và nấu thức ăn. Vậy bạn đã rửa tay trước khi chạm vào những hũ gia vị này chưa? Hãy chỉ đơn giản là bạn chỉ cầm và nêm nếm thức ăn.

Hãy lau sạch hũ và nắp hũ đựng gia vị sau mỗi lần chuẩn bị bữa ăn và vệ sinh kỹ hàng tuần nhé!

Nguồn: thepruce.com