Kinh nghiệm tuyển dụng: Lý do nhân viên cũ thì bỏ việc và vì sao bạn mãi không tuyển được nhân viên mới?
Sự mập mờ, do dự của các ông chủ khiến cho nhân viên cảm thấy mất niềm tin. Bạn hứa hẹn nhiều trong lúc tuyển dụng nhưng cuối cùng lại không thực hiện được. Có thể doanh nghiệp của bạn khó khăn nhưng bạn lại không thẳng thắn chia sẻ với cấp dưới của mình. Còn họ thì có thể sẽ nghĩ bạn đang lừa họ, họ cảm thấy rằng làm việc với bạn họ chẳng có tương lai gì. Do đó, chuyện họ sắp xếp ra đi chỉ là chuyện sớm muộn.
Dù là nhân viên hay ông chủ chúng ta đều muốn cố gắng làm việc thật tốt để tạo ra nhiều lợi nhuận. Từ đó các bên sẽ có một cuộc sống tốt hơn. Hãy tham khảo kinh nghiệm tuyển dụng sau để có thêm nhiều kiến thức về nhân sự và tuyển dụng nhé:
- Kỹ năng bán hàng cơ bản mà nhân viên bán hàng nào cũng cần phải có
- Vì sao bạn không thể có được nhân viên giỏi?
- Những phẩm chất giúp bạn trở thành nhân viên bán hàng giỏi
Vì sao nhân viên của bạn bỏ việc?
Tôi có một đứa em gái học chuyên ngành Marketing, và từ lúc ra trường nó đã nhảy việc đến tận năm lần. Đó là một con số không lấy gì làm tự hào và bản thân cô bé không hề muốn như vậy. Là phụ nữ người ta thường mong muốn một công việc ổn định nhiều hơn là đàn ông.
Không chỉ đứa em gái mà tôi còn gặp rất nhiều trường hợp sinh viên mới ra trường, đa số đều có ít nhất một đến hai lần nhảy việc trong năm. Dù mỗi người có một hoặc rất nhiều lý do khi từ bỏ công việc của mình. Nhưng phần lớn nó xuất phát từ nhân viên nhưng dù vậy không phải là các sếp không có vấn đề. Qua các khảo sát của mình tôi để ý thấy đa số người trẻ bỏ việc là vì những lí do sau:
1. Vì bị mất niềm tin
Nếu như doanh nghiệp của bạn cần tuyển những nhân viên giàu nhiệt huyết và năng động nhất, thì hãy hướng đến những sinh viên sắp ra trường hoặc mới vừa ra trường.Là người trẻ thông thường họ không yêu cầu quá cao về mức thu nhập, bởi nhiều người trong số họ vẫn có gia đình sẵn sàng trợ cấp trong năm đầu tiên đi làm.
Nếu như doanh nghiệp của bạn tạo cho họ niềm tin nơi làm việc và niềm tin về tương lai thì họ không dễ dàng gì từ bỏ bạn. Nhiều nhân viên mới bỏ việc sau khi vào làm việc được vài tháng vì họ cảm thấy doanh nghiệp chỉ “hứa suông”.
Chẳng hạn như dù họ đã cố gắng làm rất tốt nhưng thời gian thử việc của họ vẫn bị kéo dài. Bên cạnh đó, họ còn phải làm quá nhiều công việc ngoài chuyên môn. Từ đó, họ cảm thấy chẳng phát huy được bản thân khi làm việc tại doanh nghiệp của bạn.Thậm chí sau khi đã được trở thành nhân viên chính thức họ mãi không được đóng bảo hiểm. Sự mập mờ, do dự của các ông chủ khiến cho nhân viên cảm thấy mất niềm tin. Bạn hứa hẹn nhiều trong lúc tuyển dụng nhưng cuối cùng lại không thực hiện được.
Có thể doanh nghiệp của bạn khó khăn nhưng bạn lại không thẳng thắn chia sẻ với cấp dưới của mình, còn họ thì có thể sẽ nghĩ bạn đang lừa họ. Họ cảm thấy rằng làm việc với bạn họ chẳng có tương lai gì nên chuyện họ sắp xếp ra đi chỉ là chuyện sớm muộn.
2. Vì thấy sự bất công
Là sếp bạn có bao giờ đối xử công bằng với tất cả các nhân viên của mình không? Bạn có bao giờ khen thưởng, động viên kịp thời tới những nhân viên đã cố gắng không? Bạn có cho nhân viên của mình nghỉ đúng giờ hay không? Bạn có bao giờ gửi lời chúc mừng vào những ngày lễ lớn cho nhân viên qua email hay không? Nếu câu trả lời của bạn đều là CÓ thì thật bất công cho bạn nếu như nhân viên của bạn bỏ bạn mà đi làm chỗ khác. Còn nếu như đa số đều là KHÔNG thì bạn nên xem xét lại mình.
Nhiều nhân viên mới bỏ việc vì họ cảm thấy môi trường làm việc không công bằng. Hoặc là chế độ đãi ngộ của cơ quan, doanh nghiệp quá kém.Người ta đến làm thuê cho bạn nhưng đừng coi họ chỉ như là những người làm thuê. Bạn không bao giờ có thể biết rằng một ngày nào đó họ cũng sẽ trở thành những người làm chủ đâu. Tốt nhất hãy coi nhân viên của mình như những người cộng sự, mọi thứ có thể lạnh lùng, dứt khoát, sòng phẳng nhưng công bằng.
3. Vì áp lực
Bạn có chắc là bạn đã giao đúng người đúng việc? Và giao cho nhân viên của mình số công việc vừa đủ hay chưa? Áp lực công việc là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người phải bỏ việc.
Đừng để nhân viên Marketing phải đi làm nhiệm vụ của nhân viên hành chính. Hoặc để nhân viên hành chính phải làm nhiệm vụ của nhân viên tạp vụ. Nếu như bạn có tuyển đủ tất vị trí riêng biệt đó.
Nếu như bạn để nhân viên của mình phải tăng ca hay làm thêm giờ quá thường xuyên, mang việc về nhà làm quá nhiều chứng tỏ cách điều hành của bạn có vấn đề. Và bạn đang điều hành doanh nghiệp của mình không hề khoa học.Đừng để sự stress bủa vây khắp văn phòng và doanh nghiệp của bạn. Nếu như không thể tổ chức được những chuyến đi du lịch, dã ngoại cho toàn công ty vì kinh phí hạn hẹp thì bạn có thể làm cách khác. Như là bạn có thể cho họ thêm một vài tiếng để nghỉ ngơi mỗi tuần.