Hướng dẫn pháp luật: Cách đọc văn bản pháp luật

0
2705

Hướng dẫn pháp luật: Cách đọc văn bản pháp luật

Cách đọc văn bản pháp luật phục vụ cho việc tự nghiên cứu, giải quyết công việc hàng ngày khi cần.

Pháp luật là cuộc sống của chúng ta, pháp luật điều chỉnh hành vi của con người theo ý chí chủ quan của nhà nước. Pháp luật là chuẩn mực tham chiếu cho nhiều mối quan hệ phát sinh trong xã hội. Chính bởi vậy việc tự tìm hiểu, có cách thức phù hợp tiếp cận với các văn bản pháp luật là thực sự cần thiết và nên có ở mỗi người dân. Do đó, bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một vài chia sẻ cách đọc văn bản pháp luật hữu ích với bạn.

cách đọc văn bản pháp luật

                                 Biết cách đọc văn bản pháp luật là thực sự cần thiết

Nhận định đặc điểm để biết cách đọc văn bản pháp luật

Để có cách đọc văn bản pháp luật phù hợp, đúng đắn cần hiểu sơ qua về một vài đặc điểm của chúng:

– Tính hệ thống, logic chặt chẽ, câu từ xúc tích, dễ hiểu

– Tính xác định rõ ràng: đối tượng, hiệu lực, phạm vi áp dụng của luật.

– Tính quy phạm pháp luật.

– Tính bắt buộc tuân thủ ( nếu không tuân thủ là vi phạm pháp luật)

– Tính quyền lực: những việc được làm và không được làm

-Đây là công cụ duy trì trật tự xã hội của nhà nước.

cách đọc văn bản pháp luật

                           Nắm bắt được đặc điểm để biết cách đọc văn bản pháp luật

Cách đọc văn bản pháp luật

Cách đọc văn bản pháp luật cho việc tự nghiên cứu giải quyết các vấn đề trong xã hội cần thực hiện các bước sau:

1.Tìm hiểu các thông tin cơ bản về quy trình xây dựng văn bản pháp luật.

2.Tìm hiểu sơ lược về cấu trúc, thể thức, kỹ thuật trình bày của văn bản pháp luật.

3. Đọc theo hệ thống, trình tự. Xác định nhóm văn bản thuộc phạm vi bạn đang quan tâm, đọc lần lượt từ các văn bản có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất tới thấp nhất, cụ thể là: đọc từ Luật, Nghị định, Thông tư tới công văn hướng dẫn,…

4. Với những văn bản chính có sửa đổi hoặc bổ sung thì cần đọc thêm văn bản sửa đổi hoặc bổ sung. Nếu có nhiều văn bản sửa đổi hoặc bổ sung thì đọc theo thứ tự từ cũ nhất tới mới nhất, văn bản nào hết hiệu lực thì bỏ qua.

5. Đọc phần căn cứ ban hành để xác định văn bản này được ban hành dựa trên cơ sở văn bản nào và có mối quan hệ gì.

cách đọc văn bản pháp luật

                                                                  Cách đọc văn bản pháp luật

6. Đọc trước phần quy định chung, việc này giúp bạn hiểu các thông tin cơ bản như: văn bản này quy định về cái gì? Phạm vi áp dụng ra sao? Đối tượng áp dụng là ai?… vì các thông tin này sẽ thể hiện cụ thể tại các nội dung khác nhau trong văn bản.

7. Chú ý tính logic của nội dung: nội dung của điều này sẽ được dẫn chiếu hoặc cụ thể hóa tại điều khác nên bạn cần chú ý mối liên hệ giữa các nội dung.

8. Cần đảm bảo văn bản còn hiệu lực áp dụng và tính xác thực là nguyên gốc.

Trên đây là cách đọc văn bản pháp luật giúp bạn có thể tự tìm hiểu hoặc giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống, mong rằng chúng hữu ích với bạn.