Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

0
937
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh: Cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Bạn chưa biết cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh? Hãy tham khảo bài viết sau để làm trẻ dễ chịu hơn nhé.

Sổ mũi và nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu và cáu gắt. Do đó, xử lý nghẹt mũi cho trẻ càng sớm càng tốt. Sổ mũi và nghẹt mũi có thể có nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm virus, cảm lạnh hoặc không khí khô hanh. Những triệu chứng này có thể tự hết hoặc cũng có thể can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp trẻ có nhiều triệu chứng như kho và khò khè thì bạn nên cho trẻ đi khám để nhận được lời khuyên của bác sĩ.

Những cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Nhỏ nước muối hoặc xịt mũi

Cách xử lý nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Nhỏ mũi hoặc xịt mũi

Đây là cách đơn giản và an toàn cho trẻ. Bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa sau đó nghiêng đầu vào phía sau rồi nhẹ nhàng nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào từng lỗ mũi. Nếu nước mũi chảy ra thì bạn hãy lấy khăn giấy hoặc khăn ướt lau nhẹ nhàng.

Khi sử dụng dung dịch xịt mũi thì bạn có thể dùng kèm dụng cụ hút mũi. Sau khi hút sạch nước mũi của trẻ thì bạn xịt dung dịch xịt mũi vào mỗi bên mũi từ 2 – 3 lần xịt. Sau đó lau sạch bằng khăn ướt hoặc giấy mềm.

Lưu ý: Làm ấm nước muối trước khi nhỏ mũi sẽ giúp trẻ bớt lạnh và nhanh hết triệu chứng hơn.

Tắm nước ấm

Việc ngâm người vào nước ấm cũng giúp trẻ bớt khó chịu hơn. Đồng thời, dịch mũi của trẻ cũng lỏng hơn.

Sử dụng máy làm ẩm không khí

Sử dụng máy làm ẩm không khí
Sử dụng máy làm ẩm không khí

Những tháng mùa đông thiếu độ ẩm có thể khiến trẻ nghẹt mũi. Hãy sử dụng máy làm ẩm không khí để giảm bớt không khí khô hanh. Tuy nhiên, hãy thường xuyên vệ sinh máy tạo độ ẩm vì nấm và vi khuẩn có thể phát sinh nếu máy bị dơ.

Kê gối hoặc nâng nệm

Trẻ sẽ dễ thở hơn khi được kê đầu cao hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ quá nhỏ thì bạn có thể đặt một chiếc khăn phía dưới đầu nệm. Điều này sẽ hỗ trợ được những giấc ngủ ngắn của trẻ.

Thăm khám bác sĩ

Nếu trẻ chỉ bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi thôi thì ba mẹ cũng không nên quá lo lắng. Nhưng ba mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ khò khè khó thở, bỏ bú và sốt. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ khi sổ mũi và nghẹt mũi kéo dài trong vòng hơn 5 ngày.

Hãy chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Nguồn: parents.com