Những cách nuôi dạy trẻ của chuyên gia mà cha mẹ nào cũng nên biết

0
1469
Những cách nuôi dạy trẻ của các chuyên gia

Tip nuôi dạy trẻ: Những cách nuôi dạy trẻ của chuyên gia mà cha mẹ nào cũng nên biết

Các nghiên cứu về sự phát triển của con người cho thấy rằng trẻ sơ sinh có sự đồng cảm, quan tâm và lòng trắc ẩn từ rất sớm. Nhưng để trở thành người biết đồng cảm và sống có trách nhiệm thì trẻ cần người lớn giúp đỡ trong mọi giai đoạn phát triển trong suốt thời thơ ấu. Dưới đây là những lời khuyên về cách nuôi dạy trẻ nhỏ mà cha mẹ không nên bỏ lỡ:

1. Phát triển mối quan hệ yêu thương và chăm sóc giữa cha mẹ với con cái

Trẻ học cách quan tâm và tôn trọng khi chúng được đối xử với cách tương tự. Khi trẻ cảm thấy được yêu thương thì trẻ sẽ cảm thấy được gắn bó với cha mẹ.

Việc yêu thương có nhiều cách. Ví dụ như chăm sóc các nhu cầu về thể chất lẫn tinh thần. Cho trẻ một môi trường an toàn và ổn định, tôn trọng tính cách cá nhân… 

Việc thể hiện yêu thương một cách thiết thực nhất chính là dành thời gian bên nhau. Hãy lên kế hoạch dành thời gian cho trẻ như là: đọc sách cùng trẻ mỗi tối. Hay như các hoạt động cuối tuần và chơi trò chơi mà trẻ yêu thích. Hoặc bất kỳ khi nào bạn có thời gian, hãy hỏi những câu hỏi dành cho trẻ. Để trẻ thể hiện được cảm xúc và vận động được trí óc của mình.

2. Cha mẹ hãy là một hình mẫu và tấm gương cho con noi theo

Dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ cùng nhau

Trẻ tiếp thu rất nhanh nhất là đối với những hành động và lời nói của những người thân thuộc nhất. Trẻ sẽ lắng nghe những lời dạy của cha mẹ ngay cả khi bạn không nói chuyện với chúng. Do đó, trong bất cứ trường hợp nào, hãy hành động và nói những lời tích cực để trẻ có thể noi theo.

Bạn làm điều này như thế nào?

Các bậc cha mẹ hãy xem xét xem liệu mình có trung thực, công bằng, chăm chỉ trong cuộc sống hay không? Bạn giải quyết công việc gia đình, vượt qua khó khăn như thế nào? Tất nhiên là không phải ai cũng hoàn hảo. Tuy nhiên, đây là một việc thực sự quan trọng trong việc hình thành tính cách của trẻ. Trẻ có biết nhận ra những sai lầm của mình, có biết cách vượt qua những khó khăn lúc lớn lên hay không là cũng phụ thuộc một phần vào những hành động của cha mẹ.

Hãy nói chuyện với trẻ khi bạn mắc lỗi mà có ảnh hưởng đến trẻ. Giải thích cho trẻ lý do tại sao và hãy xin lỗi về điều đó cũng như dự định về việc tránh mắc lỗi tương tự vào lần tới. Từ đó trẻ sẽ hình thành tính cách trung thực và khiêm tốn.

3. Dạy trẻ biết cách quan tâm và chăm sóc người khác

Đứa trẻ của bạn đã biết quan tâm đến cha mẹ, anh chị em và những người xung quanh của trẻ chưa? Bạn thường nhắc đến việc bạn quan tâm đến trẻ như thế nào? Tuy nhiên thông điệp này thường được trẻ nghĩ là trách nhiệm của bạn đối với trẻ. Vậy làm sao để trẻ biết quan tâm và chăm sóc người khác?

Trẻ luôn quan sát bạn ngay cả khi bạn không chăm sóc trẻ mà quan tâm đến người khác. Do đó, hãy chỉ cho trẻ cách quan tâm những người lớn như ông bà bằng những lời hỏi thăm. Hoặc bàn bạc với trẻ nên mua quà gì cho ông bà khi ngày lễ sắp tới. Thêm đó, hãy chỉ cho trẻ cách chia sẻ đồ chơi với các anh, chị hoặc các bạn và các em.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là vẫn để trẻ cảm nhận đó là một niềm vui cho chính bản thân của trẻ khi mà đã làm những người xung quanh cảm nhận được sự quan tâm của chính mình. Hãy khuyến khích trẻ chơi những trò chơi tập thể. Để trẻ cảm nhận được sự đoàn kết và biết chia sẻ hơn.

4. Tạo cơ hội cho trẻ quan tâm và chăm sóc và biết ơn người khác

Cho trẻ chơi những trò chơi tập thể để trẻ biết chia sẻ với mọi người

Việc thực hành chăm sóc và viết ơn những người xung quanh rất quan trọng. Điều này cho thấy trẻ biết bày tỏ sự cảm kích của mình và chăm sóc những người xung quanh. Các nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ có thói quen chăm sóc người khác khi lớn sẽ hào phóng, cởi mở và dễ tha thứ cho người khác. Điều này cũng cho thấy trẻ sẽ sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.

Trẻ thực hành bằng cách nào?

Hãy đề nghị trẻ giúp đỡ bạn và các anh chị những công việc trong gia đình. Khen ngợi trẻ khi trẻ có những hành động tích cực.

Trò chuyện với trẻ về những hành động quan tâm và vô tâm trong cuộc sống hàng ngày hoặc những câu chuyện mà trẻ nhìn thấy ở đâu đó. Giải thích cho trẻ nghe những hành động đó có tác động như thế nào.

Trẻ cũng nên thể hiện sự biết ơn thông qua những việc hàng ngày như khi ai đó cho trẻ đồ ăn hoặc đồ chơi. Bản thân cha mẹ cũng cám ơn trẻ khi trẻ giúp việc gì đó.

Thực hiện những điều trên hàng ngày khiến cho trẻ có nếp sống tích cực và biết quan tâm đến người khác.

5. Mở rộng vòng tròn quan tâm của trẻ

Hầu hết trẻ em đều đồng cảm và quan tâm đến vòng tròn nhỏ giữa gia đình và bạn bè của mình. Thử thách của cha mẹ và giúp trẻ học cách đồng cảm với những ai bên ngoài vòng tròn đó.

Ví dụ như trẻ có thể làm quen với một bạn mới vào lớp hoặc là những người gặp trên đường đang cần sự giúp đỡ.

Sử dụng những câu chuyện trên báo hoặc trên ti vi để trò chuyện với trẻ về người khác. Những khó khăn và thử thách mà những người khác đã trải qua và cách khắc phục những điều đó như thế nào. Từ đó trẻ sẽ tự thực hành để vượt qua khó khăn và biết lắng nghe và đồng cảm với người khác.

Trên đây là một số cách nuôi dạy trẻ mà các bậc cha mẹ nên tham khảo để nuôi dưỡng lòng yêu thương và giúp trẻ biết lắng nghe. Từ đó cuộc sống của trẻ sẽ trở nên dễ dàng và vui vẻ. Chúc các bạn thành công!

Hãy chia sẻ kinh nghiệm sống này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Nguồn: mcc.gse.harvard.edu

Xem thêm: