Tổng hợp những biểu hiện thường thấy ở những vị sếp tồi

0
2978

Những biểu hiện thường thấy ở những vị sếp tồi

Vai trò lãnh đạo rất quan trọng, nó góp phần vào sự thành công, bền vững của một cơ quan, công ty hay tổ chức nào đó. Nếu bắt gặp những phẩm chất sau đây tại công ty của bạn thì địch thị nơi đó có một lãnh đạo tồi, thiếu kỹ năng trầm trọng.

Dưới đây là những biểu hiện thường thấy của người làm sếp tồi và thiếu kỹ năng trầm trọng.

nhung-bieu-hien-thuong-thay-o-nhung-vi-sep-toi

Đòi hỏi quá cao

Không nhân viên nào có thể mãi duy trì phong độ làm việc ở mức độ cao nhất. Lãnh đạo tốt là người thấu hiểu, thông cảm với thực tế này. Bị sếp liên tục khiển trách, yêu cầu quá mức dễ khiến bạn tự ti, mất lòng tin vào bản thân. Từ đó dẫn đến năng suất lao động giảm sút.

Do đó, nếu không may gặp phải lãnh đạo luôn đặt ra những mục tiêu “trên trời” . Hoặc chỉ biết đòi hỏi chất lượng công việc theo mong muốn cá nhân mà không quan tâm đến tình trạng thể chất, tinh thần của nhân viên. Thậm chí chẳng bao giờ buông lời khen ngợi, động viên, bạn nên nghiêm túc cân nhắc lại về lựa chọn phát triển sự nghiệp.

Không bao giờ thừa nhận khuyết điểm

Thái độ luôn cho rằng bản thân là đúng trong tất cả mọi chuyện của các sếp. Từ chiến lược kinh doanh đến hiểu biết thông thường về xã hội, sẽ “bắn hạ” tinh thần cầu tiến, quyết tâm cũng như ý thức sáng tạo ở nhân viên. Nên nhớ rằng, tất cả chúng ta không có ai hoàn mỹ.
Người sếp tốt luôn biết cách thừa nhận khuyết điểm; sẵn sàng lắng nghe, áp dụng các sáng kiến thu thập được từ hoạt động tập thể, không tranh giành công trạng về cho bản thân.
Học cách thừa nhận sai lầm của chính mình là một trong những điều tuyệt vời nhất mà bạn có thể làm cho đồng nghiệp. Nếu sếp bạn không bao giờ nhận sai, đồng nghĩa với việc họ không sẵn sàng bước khỏi vùng thoải mái của bản thân. Một nghiên cứu của Lynn Taylor Consulting chỉ ra, 91% nhân viên cho biết, một người quản lý luôn sẵn sàng nhận lỗi chính là nhân tố quan trọng làm cho họ hài lòng với công việc.
nhung-bieu-hien-thuong-thay-o-nhung-vi-sep-toi-01

Thiếu sự hướng dẫn dành cho nhân viên

Những vị sếp tồi thường khiến nhân viên rơi vào tình trạng mù mờ, mất phương hướng. Vì không chỉ dẫn họ cách đặt ra các mục tiêu cá nhân cụ thể, phương pháp hoạt động sao cho hiệu quả. Từ đó dẫn đến chất lượng công việc chung hiếm khi đạt được như mong đợi.

Bảo thủ

Khi được cấp dưới báo cáo về những ý tưởng, phương hướng phát triển mới mẻ, độc đáo. Thậm chí có phần lạ lùng, các vị sếp tồi không thèm dành thời gian cân nhắc mà nhanh chóng bác bỏ chúng vì tâm lý bảo thủ, sợ thất bại.

Trong thời đại công nghệ phát triển vũ bão dẫn đến yêu cầu con người phải thích nghi, thay đổi nhanh chóng như hiện nay, thái độ bảo thủ, ngại ngùng sẽ trở thành “lực hút ngược” hủy diệt sự sáng tạo, kéo chất lượng lao động của cả tập thể đi xuống.

Có thói quen triệu tập nhân viên vào ngày nghỉ

Bạn làm việc vất vả cả tuần mới có được 2 ngày nghỉ, song lãnh đạo của bạn lại không hề do dự khi triệu tập bạn đến cơ quan. Để đối phó, Oliver khuyên nên đặt ra giới hạn ngay từ đầu. Còn Taylor nói: “Dù là bạn lên kế hoạch nghỉ một ngày, về sớm, hay nghỉ phép dài ngày, hãy thông báo trước với sếp. Đồng thời bảo đảm với họ rằng mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát”.

Thất hứa

Nhân viên chắc chắn sẽ cảm thấy bị coi thường, mất lòng tin khi phải làm việc dưới quyền các vị sếp luôn thất hứa, nói một đàng làm một nẻo. Do đó, càng về sau, họ không còn lắng nghe và toàn tâm toàn ý thực hiện theo các phát ngôn, hướng dẫn của sếp nữa.

Hứa hẹn quá nhiều là biểu hiện của một ông sếp không đáng tin cậy. Taylor cho biết: “Bạn từng được sếp hứa thăng chức, tăng lương, nhưng tất cả những gì bạn nhận được chỉ là sự im lặng. Nếu trao đổi trực tiếp không đi đến đâu, bạn hãy thử hỏi sếp qua email. Đến nước này mà lãnh đạo không phản hồi, bạn hãy đề phòng”.

nhung-bieu-hien-thuong-thay-o-nhung-vi-sep-toi-02

Kiểm soát đến từng tiểu tiết

Sếp của bạn liệu có huênh hoang, độc đoán, đến mức khiến bạn cảm thấy mình không thể hoàn thành bất cứ thứ gì? Đây có lẽ là vấn đề muôn thuở. Bởi vậy, bạn hãy chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu. Nếu sếp muốn có bản “tường thuật chi tiết” mọi buổi họp, email hay cuộc gọi, bạn hãy ghi chép thật cẩn thận mọi giao dịch kinh doanh và gửi cho họ. Khi ấy, lãnh đạo sẽ nghĩ họ đang nắm rõ mọi thứ, và để bạn yên.

Không biết lắng nghe

Những vị sếp không biết lắng nghe, chia sẻ với nhân viên những vấn đề, thắc mắc từ nhỏ nhặt đến lớn lao trong công việc sẽ khiến cấp dưới cảm thấy bế tắc, ngột ngạt, mất phương hướng.

Ở đâu cũng có những ông sếp ngoan cố. “Nhưng giữa việc tỏ ra không phục tùng và tranh cãi để bảo vệ ý kiến của mình luôn có một ranh giới”. Theo lời khuyên của ông, cách tốt nhất là cố gắng tránh những trận chiến kiểu cũ rích. Đồng thời tìm cách thay đổi lập luận của mình để dễ đi đến thỏa hiệp. Điều này sẽ làm họ mất đi khả năng nhìn nhận năng lực, cũng như những giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Họ cũng không thể tự nhận ra là mình đang đối xử bất công với bạn.

Giao tiếp kém

Dù thế nào đi chăng nữa, một vị sếp ngại trao đổi với mọi người hoặc có kỹ năng giao tiếp, trình bày kém thì không thể chấp nhận được. Khuyết điểm này sẽ khiến nhân viên không hiểu. Hoặc tệ hơn là hiểu sai, quan điểm, mong muốn, dự định của người lãnh đạo, ảnh hưởng đến công việc tập thể.

Đưa ra những nhận xét chẳng liên quan

“Có bao giờ bạn cảm thấy mình chẳng học hỏi được gì sau những nhận xét từ sếp? Những nhận xét đó chẳng hề hữu ích? Có khả năng là sếp không chắc chắn về những thứ muốn nói với nhân viên. Đồng nghĩa với việc họ không có đủ năng lực làm sếp. Hoặc cũng có thể, họ không muốn truyền lại cho bạn bất cứ thứ gì hữu ích”, Oliver chia sẻ.

Bằng mặt nhưng không bằng lòng và phớt lờ nhân viên

Taylor cho biết, hầu hết các nhân viên đều muốn được sếp phê bình trực tiếp, thẳng thắn. Thay vì kiểu giả bộ hài lòng nhưng lại đi đâm sau lưng. Do đó, nếu đơn giản là các lãnh đạo không để ý đến bạn thì đó cũng là vấn đề.

Phân tán sự chú ý người khác dành cho bạn

Sếp bạn có liên tục dùng từ “tôi” khi nói đến những thành công? Họ có bao giờ “quên” mời bạn đến dự buổi họp để trình bày công việc của chính bạn? Có thể  là ông/bà ấy đang cố tính hất bạn ra khỏi “sân khấu” để họ được ở lại đó trong ánh hào quang. Taylor nói thêm: “Những ông sếp xấu tính luôn nhận công về mình. Trong khi thành tích đạt được là nhờ bao nỗ lực của bạn. Giải pháp tốt nhất là cố gắng tìm ra gốc rễ của vấn đề”.

Sếp “bà tám”

Thật thiếu chuyên nghiệp khi chính người quản lý đi “bà tám” về những tin đồn liên quan đến nhân viên của mình. Taylor chia sẻ: “Nếu thấy sếp đang cố lôi mình vào cuộc tám chuyện, thì tốt hơn hết là bạn chủ động tránh xa chủ đề ấy một cách khéo léo. Nếu không thì bạn sẽ vô tình cô lập người kia một khi những tin đồn lan xa. Hãy cố gắng đưa mọi người quay lại với chủ đề chính: Tôi chưa nghe thấy tin này bao giờ. Nhưng tiện đây, tôi muốn thông báo một vài tin tốt về XYZ…”

Chỉ giỏi đổ lỗi, không bao giờ bày tỏ sự cảm kích khi bạn thành công

Sếp có bao giờ làm bạn mất mặt trước người khác? Nếu bạn cứ để chuyện đó qua đi một lần, sếp có thể sẽ tiếp tục làm vậy trong tương lai. Những lãnh đạo tốt sẽ biết nên khép cửa bảo ban nhân viên. Thay vì phê bình, khiển trách ngay trước mặt bao người. Oliver khuyên bạn nên xin lỗi sếp. Thậm chí khi biết đó không phải lỗi của mình, bởi bạn chẳng thể biết được điều gì sẽ xảy ra. “Tôi tự nhận thấy mình có lỗi cho sự việc sớm nay. Rõ ràng là tôi đã dựa vào sếp quá nhiều. Nếu có bất cứ vấn đề gì với tôi, mong ông/bà góp ý ngay tại văn phòng này” là cách xử lý được gợi ý.

Không bao giờ thảo luận về tương lai hay tạo cơ hội cho bạn phát triển

Một người điều hành tốt sẽ thảo luận những cơ hội phát triển lâu dài của bạn tại công ty thay vì chỉ nói đến việc kinh doanh. Taylor nói thêm: “Những lãnh đạo hiểu biết sẽ thường xuyên gặp mặt đội ngũ nhân viên của mình. Thay vì ngồi chờ đến trường hợp khẩn cấp”.

Dễ nổi cơn thịnh nộ

Chẳng ai lại muốn làm việc dưới quyền một ông sếp dễ cáu bẳn. Taylor nói: “Nếu bạn đã và đang rơi vào tình cảnh này, thì tốt hơn hết hãy tìm đường giải thoát cho mình”.

Tuy nhiên, nếu sếp thi thoảng mới nổi giận thì bạn vẫn có thể khắc phục tình hình. Bằng việc tuân thủ 4 chữ vàng: Giao tiếp, dự đoán, tươi cười và làm chủ. Bạn hãy chuyện trò với cấp trên thường xuyên hơn. Đặc biệt là ở những nơi mà người đó thích.

Không hài lòng với những gì bạn làm 

Một người quản lý tốt sẽ ý thức được rằng, bạn có quỹ thời gian hạn chế và không thể nào làm tất cả mọi việc cùng một lúc.

Bị ảnh hưởng bởi những nỗi sợ vô cớ

Việc lãnh đạo thường phát ngôn và hành động như thể ngày tận thế sắp đến sẽ khiến cả văn phòng sợ hãi. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn. Lời khuyên là hãy đưa ra những câu “giả sử” với sếp, và chỉ ra mặt tích cực của tình hình bằng các dẫn chứng thực tiễn.

Nói dối

Nói dối là nền tảng không mấy hay ho cho một mối quan hệ. Taylor cho biết, nhiều người còn có khả năng “miễn dịch” với chính câu chuyện của mình. Đến mức họ có thể thuyết phục bản thân rằng đó là sự thật. Có những vị sếp nói dối vì họ không đủ dũng cảm để đối mặt với hậu quả khi nói sự thật. Taylor khuyên bạn nên tìm hiểu xem động cơ của sếp là gì khi không nói thật. Và tốt hơn hết, bạn hãy thức tỉnh sự trung thực từ sếp, thay vì chơi trò mỉa mai, hay nói móc.

Bỗng dưng sếp tước mất dự án của bạn

Bạn được giao một dự án vào thứ sáu. Nhưng thứ hai tuần sau, sếp bất ngờ giao nó cho một người khác. Khi ấy, bạn có quyền được làm sáng tỏ mọi thứ. Tuy nhiên, lời khuyên đưa ra là không được để cảm xúc lấn át. Hãy suy nghĩ thật thấu đáo sau đó gặp trực tiếp lãnh đạo và trình bày.

Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

(Sưu tầm)