Những điều cần biết về bệnh Celiac và chế độ ăn kiêng không gluten

0
420
Tìm hiểu về bệnh Celiac và chế độ ăn không gluten
Tìm hiểu về bệnh Celiac và chế độ ăn không gluten

Những điều cần biết về bệnh Celiac và chế độ ăn kiêng không gluten

Chế độ ăn kiêng không gluten (không protein) có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: giảm viêm, làm đẹp da, bảo vệ tóc, điều tiết hormone và giúp chế độ tiêu hóa mượt mà hơn.

Chế độ ăn không gluten đã trở thành một cụm từ thông dụng trong những năm gần đây. Nhưng cũng có rất nhiều quan niệm sai lầm về chế độ ăn này. Hãy tìm hiểu xem bạn đã hiểu đúng những lợi ích của chế độ ăn gluten chưa nhé!

Bệnh Celiac là gì? 

Gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy gluten ở sữa chua, sushi, bột cà ri, xúc xích, cam thảo hoặc trong thành phần của gói thực phẩm ở tạp hóa. Lựa chọn chế độ ăn loại bỏ hoàn toàn gluten là một thách thức. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng này đã trở thành mối quan tâm của nhiều người khi họ mắc chứng bệnh celiac hoặc IBS (hội chứng ruột kích thích). Khi một người mắc bệnh celiac mà tiêu thụ gluten thì sẽ dẫn đến phản ứng miễn dịch ở ruột non.

Phản ứng miễn dịch ở ruột non có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhung mao nhỏ – bộ phận tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột. Thêm vào đó, phản ứng này cũng gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đầy hơi, sút cân, kích ứng da, đau khớp, trầm cảm và các triệu chứng khác.

Cứ 100 người thì có 1 người mắc bệnh celiac. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, số người được chuẩn đoán mắc bệnh này chiếm khoảng 2,5 triệu người. Triệu chứng của bệnh này ban đầu bao gồn: mệt mỏi, chàm… Bạn có thể loại bỏ gluten trong chế độ ăn hàng ngày để hạn chế các triệu chứng nặng hơn trong vòng vài tuần, và có thể chữa khỏi bệnh nếu duy trì chế độ ăn kiêng này trong vài năm.

Chế độ ăn không chứa gluten

Những năm gần đây, sự phát triển trong công nghiệp thực phẩm không chứa gluten được bùng nổ.  Chế độ ăn này trở thành xu hướng và rất phổ biến gần đây cũng như chế độ ăn lowcarbs. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng có trong lúa mì, lúa mạch đen vô cùng quan trọng. Ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể hạn chế các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và ung thư. Gluten cũng tự liên kết để tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và đảm bảo cân bằng của đường ruột. Những người nhạy cảm với gluten được bác sĩ khuyến khích thử dùng gluten nửa năm 1 lần để xem độ nhạy cảm có giảm đi không.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh Celiac, dị ứng lúa mì hoặc nhạy cảm với gluten thì áp dụng chế độ ăn này cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chế độ ăn kiêng không gluten
Chế độ ăn kiêng không gluten

Lợi ích của chế độ ăn kiêng không gluten

  • Giảm viêm

Chế độ ăn kiêng gluten giúp cơ thế ngăn chặn được phản ứng miễn dịch làm viêm các mô của ruột non và nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng tức thời nhất của bệnh Celiac như: nôn hoặc tiêu chảy.

  • Cải thiện tiêu hóa

Ruổ non là một phần quan trọng trong cơ thể vì thức ăn đi vào cơ thể sẽ được hấp thu trong bộ phận này. Cắt bỏ gluten sẽ bảo vệ được nhung mao và đảm bảo cơ thể hấp thu được tất cả các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

  • Tăng cường năng lượng

Mệt mỏi mãn tính là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của những người mắc chứng không dung nạp gluten hoặc Celiac. Do đó, việc cắt bỏ gluten có thể mang lại cho bạn sự thoải mái và tăng cường năng lượng tối đa nhất.

  • Chăm sóc da

Khi mắc bệnh Celiac bạn sẽ bị thêm các chứng phát ban, bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Vì vậy nếu bạn cắt bỏ gluten, bạn sẽ giảm được các triệu chứng và đỡ ngứa ngáy hơn.

  • Giảm rụng tóc

Một trong những triệu chứng bệnh lâu dài của gluten khi bị celiac chính là làm cho ruột non không hấp thu được chất dinh dưỡng. Các bộ phận khác sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên, rụng tóc là một triệu chứng cũng hay thường thấy. Do đó, loại bỏ gluten trong chế độ ăn cũng khiến triệu chứng bệnh này sẽ được hạn chế.

5 cách hạn chế bệnh Celiac (không dung nạp gluten)

  • Loại bỏ gluten trong chế độ ăn

Loại bỏ gluten trong chế độ ăn giúp ruột non cân bằng được vi khuẩn và cải thiện được hơn 50% chức năng của hệ miễn dịch.

  • Giảm căng thẳng

Lo âu và căng thẳng khiến cho khả năng mắc bệnh celiac gia tăng. Vậy nên nếu bạn không muốn mắc bệnh này thì nên ngủ sớm, và giảm căng thẳng là một cách tránh mắc bệnh không dung nạp gluten.

  • Điều chỉnh hoóc môn

Phụ nữ mắc bệnh celiac thưởng có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh. Khi không có gluten, hệ thống miễn dịch cũng làm mất cân bằng nồng độ hoóc môn. Vì vậy việc điều chỉnh hoóc môn khi mắc bệnh này cũng khá quan trọng.

Nếu bạn đã được chuẩn đoán mắc bệnh Celiac thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý nhé.