Kinh nghiệm sống: Bạn phải làm gì khi sếp bất tài?

0
2879

Kinh nghiệm sống: Bạn phải làm gì khi sếp bất tài?

Bạn làm việc mà gặp phải một vị sếp bất tài? Bạn phải làm sao trong hoàn cảnh đó? Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn “khá” hơn trong hoàn cảnh như vậy.

Thật khó chịu khi phải đứng sau một người kém hẳn bạn về năng lực chuyên môn. Cũng như thiếu cả kĩ năng tổ chức, quản lý. Và không gì đáng chán hơn khi ngày ngày bạn phải nai lưng ra làm thêm phần việc của một người mà bạn vẫn phải tôn kính gọi là lãnh đạo.

Nhân viên ứng xử như thế nào trước thực tế không bao giờ có thể dung hòa được mối quan hệ bạn và sếp. Bên cạnh đó còn có những mâu thuẫn nảy sinh vì cái sự “bất tài” của sếp.

Ngày đầu tiên đi làm ở công ty mới, tiếp xúc với trưởng phòng của mình, Tuyết đã thực sự “sốc” khi sếp đã tỏ ra xét nét theo cái kiểu “ma cũ bắt nạt ma mới”. Từ chuyện chê bộ quần áo mới tinh tươm trên người cô đang mặc. Cho đến chuyện ngó nghiêng chiếc túi xách hàng hiệu của Tuyết.

Chưa hết, chị ta còn khiến Tuyết bất ngờ khi không thể tự tay hoàn thành một bộ hồ sơ đơn giản giao nhận hàng hóa từ phía khách hàng. Mà phải nhờ cậy đến nhân viên dưới quyền. Tuyết từ ngạc nhiên đi đến thất vọng. Vì một người có năng lực và đã từng trải qua kinh nghiệm quản lý như cô giờ đây lại phải làm việc dưới sự chỉ đạo của một người kém cỏi như thế.

Cô cũng nhanh chóng nhận ra mức lương hấp dẫn mà phía công ty đưa ra không đủ lớn. Để làm mất đi cảm giác phục tùng một kẻ bất tài. Vậy là Tuyết ra đi.

Chuyện gặp phải sếp yếu kém năng lực và trình độ quản lý không còn là chuyện lạ lẫm. Vì cơ chế “tế nhị” ở một số công ty này nọ. Có những người nhờ may mắn hơn là nhờ năng lực mà leo lên được vị trí cao trong công ty, doanh nghiệp.

Đương nhiên đó không phải tất cả nhưng đó thực sự là một điều vô cùng tồi tệ với những cấp dưới chịu sự chỉ huy của sếp đó. Khi đã ở được vị trí đó, rất khó người nào “đụng” được vào họ. Trừ khi phải thực sự bản lĩnh. Nhưng những nhân viên trẻ hiện nay đã hoàn toàn tin tưởng vào cơ chế “tự đào thải” khắc nghiệt của thị trường lao động.

Có nghĩa là sự chịu đựng của họ là có giới hạn và sự cạnh tranh trong thương trường cũng không thể dành chỗ lâu cho những người yếu kém lại đi nắm “bàn cờ”.“Thực sự là một cuộc khủng hoảng”. Tùng, nhân viên một công ty lớn bất ngờ: “Tôi không nghĩ rằng ở một công ty như thế này lại rơi rớt một người bất tài như thế”.

“Người bất tài” mà Tùng nhắc đến hiện đang chiễm chệ ở cái ghế trưởng phòng kế hoạch. Tức sếp hiện tại của Tùng. Ngày đầu đặt chân đến công ty, Tùng đã được anh em cùng phòng nhắc nhở là phải ứng xử thật khéo léo. Hơn nữa hãy “cố” đừng làm mất lòng ông sếp đáng kính nọ. Có nghĩa là dù giỏi đến mấy cũng đừng tỏ ra mình “hơn hẳn sếp”.

Lúc đầu Tùng chưa hiểu lắm ý của các đồng nghiệp. Nhưng một thời gian ngắn, Tùng nhận ra trong mỗi cuộc họp, các ý tưởng mới của nhân viên đưa ra đều bị sếp chê bai không tiếc lời. Nhưng ngay sau ngày hôm ấy, ý tưởng đã được lên kế hoạch chỉn chu trên bàn giám đốc,. Và lẽ đương nhiên, cái tên ký dưới bản báo cáo cũng là chữ ký của sếp.

Mấy lần bị như vậy, Tùng chán nản đến mức muốn thôi việc. Nhưng nghĩ lại những ngày tháng khổ sở vì phải chạy đôn chạy đáo kiếm cho được một công việc phù hợp lại chấp nhận ở lại.

Rất dễ dàng để nhân viên nhận ra chân dung bất tài của sếp. Linh có một ông sếp không bao giờ biết tin tưởng ai và vẫn giữ phong cách như một nhân viên bình thường. Ông ta không dẫn dắt, nâng đỡ nhân viên mà trái lại sống khép kín. Ông ta cũng không chia sẻ thông tin cần thiết với đồng nghiệp. Hơn nữa với cả các mối quan hệ công việc, lạnh nhạt với những nhân viên tài giỏi. Thậm chí là đề phòng những người mới vào.

Sếp bất tài còn có những “đức tính” thật khó chịu đựng. Như là bảo thủ, không có lập trường, ưa nịnh nọt, tham quyền cố vị… Nói chung, nhận diện sếp kém cỏi chỉ cần ngày một ngày hai,. Thậm chí với nhiều người, chỉ cần lần đầu tiếp xúc, sếp kém hay không đã lộ diện.

Sếp, theo nhiều người thì không cần thông minh hơn. Nhưng phải là người tìm thấy sự hài lòng trong việc giúp nhân viên tăng cường hiệu quả công việc chứ không phải tỏ ra mình là người số 1. Làm việc với những vị sếp bất tài thì nếu bạn không muốn từ bỏ công viêc mình yêu thích thì cần đến cả một nghệ thuật.

Tùng không chọn con đường ra đi như Tuyết. Ở lại nhưng trái với sự cam chịu của các đồng nghiệp, Tùng tập trung hết mình vào công việc. Thay vì sống khổ sở sau cái bóng của một người kém cỏi, Tùng nhận ra sự bất tài của sếp lại chính là cơ hội thăng tiến rất nhanh mà anh sẽ là người phải nắm lấy.

Tùng tìm cách bộc lộ năng lực mọi lúc mọi nơi. Với đồng nghiệp, với ban giám đốc và với ngay chính vị sếp kém cỏi nọ. Rồi đùng một cái, nhân viên trong phòng ngạc nhiên thấy Tùng được ngồi vào cái ghế trưởng phòng. Còn vị sếp nọ đã có quyết định thuyên chuyển công tác chờ ngày về hưu.

Đối phó với một vị sếp bất tài, đôi khi lên kế hoạch nghỉ việc không hẳn là một việc làm sang suốt. Hãy biết chấp nhận thực tại và xoay chuyển tình thế mới là lựa chọn của những nhân viên thông minh. Hãy tận dụng tất cả cơ hội thăng tiến cho mình trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nếu bạn có thực tài, bạn cần phải tin mình sẽ làm được.

Hy vọng bạn sẽ tìm thấy được công việc của mình khi thay đổi nhé!

Hãy chia sẻ kinh nghiệm sống trên nếu bạn thấy hữu ích!

(Sưu tầm)