Bạn đã biết cách khơi gợi niềm đam mê đọc sách ở trẻ chưa?

0
1762
Đọc sách giúp trẻ tiếp thu nguồn kiến thức bất tận
Đọc sách là một trong những hoạt động quan trọng mà cha mẹ có thể khuyến khích con mình thực hiện hàng ngày. Đó không chỉ là giải trí, phát triển tư duy mà còn có vai trò quan trọng trong thành công trong cuộc sống sau này của con.
Đọc sách còn là cánh cửa để trẻ tìm hiểu về con người, địa điểm và ý tưởng và khai thác nguồn kiến thức vô hạn.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

Đọc sách giúp trẻ phát trẻ phát triến sự nghiệp thành công sau này
Phát triển kỹ năng từ vựng và ngôn ngữ

Trước khi trẻ có thể tự đọc. Cha mẹ nên nuôi dưỡng tình yêu dành cho sách cho trẻ sớm. Đọc sách cho trẻ nghe vừa cho trẻ tiếp thu kiến thức vừa rèn luyện từ vựng cũng như sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

Khi trẻ lớn hơn cha mẹ thường trò chuyện với trẻ hàng ngày. Nhưng từ vựng và chủ đề mà trẻ tiếp xúc bị giới hạn và thường lặp đi lặp lại. Đọc sách sẽ cải thiện vốn từ vựng của trẻ và các loại cấu trúc câu, cách viết và cách thể hiện bản thân.

Không chỉ phát huy được kỹ năng đọc của trẻ, việc đọc sách còn có tác động tích cực đến kỹ năng viết và giao tiếp của trẻ. Việc đọc của trẻ không chỉ cải thiện theo thời gian, điều này cũng sẽ có tác động tích cực đến kỹ năng viết và giao tiếp của trẻ.

Đối với những trẻ em học song ngữ hoặc học một ngôn ngữ thứ hai, việc đọc là một phần quan trọng để duy trì sự lưu loát trong ngôn ngữ.

Khuyến khích niềm khát khao kiến ​​thức

Khi đọc sách, trẻ sẽ được giới thiệu nhiều chủ đề, văn hóa và ý tưởng khác nhau. Chúng sẽ nhận ra có bao nhiêu kiến ​​thức ở ngoài đó để được khám phá và nghiên cứu kỹ hơn về các môn học mà chúng quan tâm nhất.

Trẻ sẽ tiếp thu kiến thức từ một quyển sách nhiều đến nỗi trẻ cũng không nhận ra là mình đã học rất nhiều từ đó.

Tăng sự đồng cảm

Trẻ em có hiểu biết rất hẹp về thế giới xung quanh. Điều này là do số lượng kinh nghiệm hạn chế mà họ gặp phải, dựa trên hoàn cảnh mà họ đã lớn lên.

Đọc sách về những người khác nhau cho phép trẻ không chỉ hiểu biết đa dạng mà còn hiểu được tính cách người khác. Từ đó trẻ sẽ dễ dàng đồng cảm với người khác mặc dù giữa trẻ và họ có rất ít điểm chung. Và giúp trẻ hình thành tính cách một cách trọn vẹn hơn.

Đọc sách là hình thức giải trí tốt nhất

Trong thời đại hiện nay, công nghệ đã trở thành phương tiện giải trí cho cả người lớn và trẻ em. Mặc dù các chương trình truyền hình và các ứng dụng trẻ em cũng là một nguồn cách tiếp thu cũng rất tuyệt vời. Tuy nhiên, đọc sách vẫn là sự lựa chọn tốt để có được nguồn kiến thức bất tận.

Thay vì dành hàng giờ trước màn hình ti vi, hãy khuyến khích trẻ đọc sách thường xuyên nhất có thể. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi trẻ được khuyến khích việc đọc sách hàng ngày, trẻ sẽ có nhiều khả năng đọc độc lập hơn.  Hơn nữa trẻ có thể phát triển niềm đam mê sách trong thời gian sau này.

Tạo sự liên kết giữa cha mẹ và con cái
Tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái

Việc đọc sách tạo ra sự liên kết và gắn bó giữa cha mẹ và con cái. Việc đọc cho con nghe những cuốn sách từ khi con con bé thúc đẩy sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái. Vì việc này khiến cha mẹ và con cái dành thời gian cho con nhiều hơn.

Khi con lớn hơn một chút, cha mẹ cũng có thể tiếp tục đọc cho con nghe. Hoặc đọc cùng con 1 cuốn sách và thảo luận về phần mà cả 2 thích nhất.

Hãy xem việc đọc sách như cơ hội thu hút và tương tác với con của bạn. Hãy hỏi con về những suy nghĩ của chúng về các chủ đề được đề cập trong cuốn sách.  Hoặc là kết nối câu chuyện với cuộc sống hàng ngày.

Luyện tập não bộ

Việc đọc đòi hỏi não bộ của trẻ hoạt động nhiều hơn là khi xem Ti vi. Khi trẻ bắt đầu đọc sách, trẻ sẽ sử dụng 1 phần não bộ của mình để tích hợp các giác quan. Tạo ra sự kết nối từ vựng và tư duy trực quan.

Đối với trẻ mới tập đọc, những hình ảnh minh họa là công cụ hữu ích để giúp trẻ nắm bắt và hiểu rõ câu chuyện hơn.

Với những trẻ lớn hơn, trẻ biết vận dụng não bộ để thu thấp tốt thông tin và ngữ cảnh. Trẻ sẽ tìm ra được những từ quen thuộc và những từ chưa biết. Và từ đó trẻ sẽ tìm ra được những kiến thức mới.

Đọc sách cũng kích thích tư duy ngôn ngữ. Thúc đẩy trẻ kết nối giữa sách và cuộc sống thực tế.

Cải thiện sự tập trung

Đọc một cuốn sách đòi hỏi phải tập trung. Đây là những kỹ năng cần thiết  đối với tất cả các trẻ.

Đọc sách một cách tập trung sẽ giúp trẻ thực hành  chú ý để tập trung vào một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Luyện tập điều này giúp trẻ có thể kéo dài khả năng tập trung. Giúp kỹ năng này cải thiện theo thời gian.

Tạo nên sự thành công của trẻ ở trường học và cuộc sống

Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thói quen đọc sách ở trẻ từ sớm có ảnh hưởng lâu dài đến sự thành công của chúng ở trường. Và cũng liên quan mật thiết đến thành công trong công việc sau này.

Đọc sách là kỹ năng cũng như rèn luyện học tập dài hạn thúc sự phát triển về kiến thức cũng như tư duy.  Việc này sẽ dẫn đến việc hình thành tính cách một cách tổng thể hơn, trở thành con người tốt hơn.

Đọc thêm: 11 trò chơi sáng tạo giúp trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả

Thúc đẩy tính sáng tạo và trí tưởng tượng

Khi đọc một câu chuyện, trẻ sẽ tưởng tượng ra những hình ảnh và tính cách của các nhân vật trong câu chuyện mà chúng tưởng tượng ra.  Chúng sử dụng sự sáng tạo và trí tưởng tượng và tập trung vào câu chuyện đó. Mỗi trẻ sẽ nhìn thấy một hình ảnh khác nhau và nó có thể thay đổi mỗi khi cùng một cuốn sách. Trẻ có thể tưởng tượng ra những hình ảnh mà trẻ chưa từng nghĩ tới.

Trẻ sẽ có thể mang những ý tưởng này vận dụng vào thời gian chơi của chúng. Đồng thời sử dụng sự sáng tạo của chúng để vượt ra ngoài giới hạn của bản thân.

NUÔI DƯỠNG NIỀM ĐAM MÊ ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO?

Bạn đã thấy có rất nhiều lợi ích khi rèn luyện việc đọc sách cho con mình. Không quá muộn để bắt đầu để nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách. Bước tiếp theo chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một số cách:

Xây dựng niềm đam mê đọc sách là một niềm đam mê thay vì là một công việc phải làm
1.Việc đọc sách là một lựa chọn, không phải công việc bắt buộc

Đừng bắt buộc trẻ đọc sách như là một việc cần được hoàn thành. Bạn hãy khuyến khích và nhắc nhở trẻ. Trẻ sẽ là người đưa ra quyết định về thời điểm đọc và khoảng thời gian đọc bao lâu. Nếu như cảm thấy bị ép buộc, trẻ sẽ không tìm thấy niềm vui cho việc đọc sách.

Nếu trẻ miễn cưỡng đọc sách, hãy tìm ra nguyên nhân là gì. Nếu trẻ đang gặp rắc rối với những câu từ, bạn hãy tìm cuốn sách khác phù hợp với mức đọc của trẻ để trẻ có thể tự tin hơn. Dần dần bạn hãy chuyển sang những cuốn sách khó hơn khi trẻ háo hức và muốn đọc sách một cách tự nguyện.

Một cách đọc khác là audiobook. Nghe một người khác tự tin đọc trôi chảy là một cách tuyệt vời để trải nghiệm. Trẻ sẽ có thể thưởng thức cuốn sách mà không phải vấp váp gì.

Nếu nội dung là vấn đề mà trẻ cảm thấy nhàm chán. Hãy giới thiệu cho trẻ những cuốn sách có nội dung hấp dẫn hơn.

2. Gợi ý những cuốn sách với chủ đề khác nhau

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm niềm vui trong việc đọc thì có thể là do chúng chưa tìm thấy một thể loại phù hợp với sở thích.

Sách truyền thống có nhiều thể loại, bao gồm bí ẩn, lịch sử, tiểu sử, tưởng tượng, khoa học viễn tưởng … Bạn có thể tìm cho bé những cuốn sách trực quan hơn, hoặc tạp chí, hoặc sách du lịch… Có rấ nhiều thể loại để trẻ trải nghiệm.

3. Trải nghiệm từ việc thực hành

Khi con bạn đọc sách nhiều hơn. Chúng bắt đầu tưởng tượng sẽ như thế nào khi chúng là nhân vật trong sách. Cách hỗ trợ tuyệt vời để tăng thêm niềm yêu thích đọc sách đó là giúp trẻ mô tả thích hình ảnh yêu thích trong quyển sách. Ví dụ như làm công thức một món ăn, mua 1 loại trái cây hoặc loại bánh trong quyển truyện và đóng giả thành nhân vật trong câu chuyện.

Một cách thú vị khác đó là xem bộ phim dựa trên câu chuyện trong cuốn sách. Nhìn thấy các nhân vật trong chuyện trên màn hình là một cách dễ dàng để tăng cường sự thích thú của việc đọc.

4. Hãy là tấm gương về niềm đam mê đọc sách

Cha mẹ chính là  người mà trẻ học tập hàng ngày. Trẻ thích bắt chước cha mẹ bằng cách quan sát cách cha mẹ hoạt động hàng ngày.

Đừng chỉ bảo trẻ đọc sách thường xuyên. Hãy cho trẻ thấy bạn cũng có niềm đam mê đọc sách. Hành động lúc nào cũng hay hơn là lời nói.

Khi bạn cho trẻ thấy bạn cũng có niềm vui từ việc đọc sách. Thì trẻ cũng có khuynh hướng cảm thấy điều đó theo cách của bạn.

Chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hữu ích!

Nguồn: lifehack.org

Xem thêm: 25 lời khuyên từ các nhà khoa học để nuôi dạy trẻ thành công