Tầm quan trọng, nhu cầu và ảnh hưởng của thiếu hụt canxi ở trẻ

0
2436
Tầm quan trọng của canxi đối với trẻ
Canxi chiếm gần 2% trọng lượng cơ thể. Khi trẻ thiếu canxi dẫn đến rất nhiều những bệnh mà phải mất rất nhiều thời gian mới có thể bù đắp được. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những tác hại do thiếu canxi ở trẻ:

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CANXI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Canxi vốn là hoạt chất không thể thiếu trong cơ thể mỗi người, chiếm tới gần 2% trọng lượng cơ thể.

Trong đó canxi nằm chủ yếu ở xương, răng, tóc, còn lại một phần rất nhỏ là ở trong máu, phần mềm, dịch trong và ngoài tế bào.

Hoạt chất này tham gia vào toàn bộ các hoạt động của cơ thể.

[button-green url=”https://chiasemeohay.com/7-bi-quyet-tang-cuong-he-mien-dich-cho-tre-khi-chuyen-mua.html” target=”_self” position=”center”]XEM THÊM: 7 BÍ QUYẾT TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ KHI CHUYỂN MÙA[/button-green]

NHU CẦU CANXI CỦA MỖI NGƯỜI

Nhu cầu canxi của một người trưởng thành là 800 – 1000mg mỗi ngày.

Nhu cầu của phụ nữ có thai và người cao tuổi lên tới 1200 – 1500mg/ngày.

Trong khi trẻ em ngoài 7 tuổi trở lên cần ít nhất 1000 – 1200mg canxi để phục vụ nhu cầu mỗi ngày của cơ thể.

Bổ sung canxi bằng thực phẩm cho trẻ

Trẻ em nếu thiếu canxi dẫn đến bệnh gì?

Ở thời kỳ sinh trưởng, trẻ sẽ dễ bị còi xương, kém phát triển. Nặng thì chậm lớn, còi cọc, vóc dáng lùn, còng lưng, dị hình xương, răng mọc không đều và dễ bị sâu răng.

Còi xương là bệnh lý hay được nhắc đến nhất do thiếu canxi gây ra. Biểu hiện muộn trẻ bị còi xương chính là đầu bẹp, chậm mọc răng, chậm đi, xương nhô, ức lõm. Thêm vào đó đêm ngủ trẻ sẽ trằn trọc không ngon giấc, trẻ hay giật mình, đổ mồ hôi trộm.

Đối với trẻ dưới 8 tuổi, thiếu canxi dẫn đến bệnh biếng ăn, mệt mỏi, hay bị chóng mặt. Thậm chí có trẻ luôn kêu nhức mỏi tay chân. Trẻ thiếu canxi ở lứa tuổi này thường trông đầu sẽ to, bụng ỏng. Đầu gối nhức mỏi khi đi bộ nên dễ bị ngã. Đây chính là bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên.

Với trẻ lớn hơn là từ 9 tới 16 tuổi, thiếu canxi vẫn gây bệnh còi xương. Những biểu hiện thường gặp là trẻ luôn uể oải, ra nhiều mồ hôi, hay cáu gắt. Kèm theo là ngủ không ngon giấc và lười biếng hoạt động. Hơn nữa có thể là không chịu học, không vâng lời cha mẹ.

Với lứa tuổi này nếu để tình trạng thiếu hụt canxi kéo dài, trẻ sẽ không thể phát triển chiều cao vượt trội. Bộ khung xương không thể chắc chắn dẻo dai, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.

Thiếu canxi còn gây ra những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân ở trẻ. Như là đau dữ dội sau khi ăn xong khiến nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng trẻ bị dạ dày hoặc đau bụng do giun. Nhưng đây là điển hình của việc thiếu canxi gây ra hiện tượng dạ dày đường ruột bị co rút gây đau bụng bất thường cho trẻ.

Biểu hiện của thiếu hụt canxi ở trẻ
Thiếu canxi ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Canxi được biết đến với vai trò chỉ huy trong phản ứng miễn dịch. Chính vì vậy thiếu canxi dẫn đến những bệnh gì liên quan tới hệ thống miễn dịch?

Có rất nhiều căn bệnh hiện nay liên quan đến việc hệ miễn dịch bị mất cân bằng. Đó là các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan do hệ miễn dịch suy giảm.

Thậm chí có tài liệu đã ghi nhận rằng việc thiếu canxi khiến tế bào bạch cầu mất đi khả năng nhận biết để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể.

Chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

(Sưu tầm)

[button-green url=”https://chiasemeohay.com/25-loi-khuyen-tu-cac-nha-khoa-hoc-de-nuoi-day-tre-thanh-cong-p1.html” target=”_left” position=”center”]XEM THÊM: 25 LỜI KHUYÊN TỪ CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐỂ NUÔI DẠY TRẺ THÀNH CÔNG[/button-green]