Kinh nghiệm: Bạn đã từng làm bạn với chồng mình chưa

0
2763

Cũng giống như tất cả các mối quan hệ, tình bạn giữa hai vợ chồng phải được xây dựng trên nguyên tắc: tôn trọng – thấu hiểu – chia sẻ – yêu thương. Còn gì tuyệt vời hơn, khi “bạn đời” cũng là bạn tri kỷ. Vợ chồng “tuy hai mà một, tuy một mà hai”, do vậy, dù có “rành sáu câu” anh ấy thì bạn cũng dễ bị “bé cái lầm” như chơi. Làm “bạn” với chồng tuy khó mà dễ. Hãy cùng làm vài câu trắc nghiệm vui sau đây:

Câu 1: Vô tình bạn thấy anh ấy ngồi im lặng với khoảng không vô định trước mặt, bạn sẽ nghĩ gì?

  1. Hứ, lại nhớ “người xưa” đây mà!
    b. Chà, mình có làm gì “ổng” giận hông ta?
    c. Anh ấy rất cần được yên lặng.

Câu 2: Vừa bước vào nhà, bạn thấy cảnh giày một nơi, áo quần một nẻo. Bạn sẽ nói gì với anh ấy?

  1. Trời đất… anh đang làm cái quái gì vậy?
    b. Anh ở bẩn vừa vừa thôi, ai mà chịu nổi.
    c. Sao vậy anh?

Câu 3: Bỗng nhiên anh ấy cực kỳ ga lăng và giành làm vài việc nhà mà bạn đang làm dở và yêu cầu bạn đi tắm. Bạn nghĩ gì ngay lúc ấy?

  1. Á à… chắc làm gì có lỗi nên mới tích cực thế này.
    b. Bộ nhìn mình “gớm” lắm hay sao?
    c. Em biết anh “muốn gì” mà và em “thích” thực hiện ngay khi em tắm xong.

Câu 4: Anh ấy nói với bạn là phải xa nhà vài ngày để đi công tác, bạn thường nói gì sau đó?

  1. Lại đi nữa à?
    b. Sao anh toàn “kiếm cớ” vậy?
    c. Em sẽ khá buồn nhưng anh yên tâm nhé!

Câu 5: Bạn vừa chia sẻ với anh ấy một phương án kinh doanh rất hấp dẫn nhưng anh ấy không đồng tình, bạn thốt lên:

  1. Em thề sẽ không bao giờ chia sẻ với anh nữa.
    b. Biết ngay mà…
    c. Em sẽ suy nghĩ lại những điều đó.

Câu 6: Thông qua đồng nghiệp của anh ấy, bạn biết anh ấy vừa mới bị sếp khiển trách vì một lỗi lầm trong công việc, bạn nhắn tin cho anh ấy:

  1. Lần sau anh nhớ cẩn thận hơn nhé!
    b. Có chuyện gì vậy?
    c. (Biểu tượng một mặt cười) và từ: cố lên!

Câu 7: Anh ấy về nhà với một khuôn mặt cực kỳ “hình sự”, bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

  1. Hỏi ngay anh ấy về vấn đề anh đang gặp phải.
    b. Tránh càng xa càng tốt, kẻo “bom” nổ.
    c. Trò chuyện khi anh ấy vừa tắm xong.

Câu 8: Công việc của anh ấy phải thường xuyên tiếp khách và xã giao trên bàn nhậu, làm thế nào để “chấp nhận” điều này?

  1. Bỏ mặc, muốn làm gì thì làm.
    b. Nói đến khi nào “ổng” bỏ thì thôi.
    c. Yêu cầu anh ấy giảm bớt và nói rằng mình sẵn sàng làm mồi nhậu ở nhà.

Câu 9: Anh ấy hào hứng tường thuật lại trận bóng tối qua với bạn, thái độ bạn lúc đó?

  1. Ngó lơ chỗ khác.
    b. Im lặng không nói gì.
    c. Chen vào vài câu bình luận khác.

Câu 10: Bạn và anh ấy thường trò chuyện với nhau khi nào?

  1. Chỉ khi có “vấn đề”.
    b. Khi bạn hỏi.
    c. Bất cứ khi nào.

Đáp án:

Nếu bạn có nhiều câu lựa chọn a: Bạn là một người vợ rất yêu chồng nhưng bạn chưa thể “làm bạn” được với anh ấy, đơn giản vì “cách thể hiện” của bạn chưa như sự mong đợi của chồng. Thay vì phải cố gắng để “hiểu” anh ấy hơn thì bạn lại “bỏ mặc”. Bạn cũng chưa tin tưởng anh ấy, cách bạn “làm bạn” với chồng như tình yêu thương của mẹ dành cho con vậy. Anh ấy hẳn là thấy “nghẹt thở” trong sự quan tâm của bạn đấy! Thay đổi nhé bạn!

Nếu bạn có xu hướng chọn câu b: Bạn là người vợ khá là “nhạy cảm”, bạn rất quan tâm đến chồng và mong muốn được “bước” vào trong tâm hồn của anh ấy để chia sẻ và đồng cảm. Điều này là tốt nếu bạn bớt suy diễn, bớt phê phán và chỉ trích thì quả là tuyệt vời. Thử nghĩ xem, có ai thích “làm bạn” với một người hay càm ràm và ít lắng nghe?

Nếu bạn thường chọn câu c: Chồng bạn hẳn là cực kỳ tự hào vì có một người vợ, người tình và một người “bạn tốt” như bạn. Anh ấy sẽ thấy thoải mái khi trở về nhà và cùng chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của anh ấy với bạn. Bạn là một phụ nữ tinh ý, thông minh, khéo léo và rất hiểu tâm lý “mày râu”. Cũng giống như tất cả các mối quan hệ, tình bạn giữa hai vợ chồng phải được xây dựng trên nguyên tắc: tôn trọng – thấu hiểu – chia sẻ – yêu thương. Còn gì tuyệt vời hơn, khi “bạn đời” cũng là bạn tri kỷ.

ThS tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Trung tâm Đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt)