Kiêng cữ sau khi sinh của chị em như thế nào là tốt nhất?

0
2366
C6D1N6 Mother in hospital bed holding newborn baby girl

Cuộc đẻ cần một sự gắng sức rất lớn, thêm vào đó sau sinh người phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết, sinh lý nên họ cần thời gian nghỉ ngơi để được phục hồi. Sau sinh, cơ thể phụ nữ ở trong tình trạng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, sức đề kháng kém nên người phụ nữ cần có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp. Việc ngồi máy tính sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến mắt. Việc đọc sách, xem TV, nghe đài, không cần quá kiêng cữ, tuy nhiên không nên xem TV lâu. Đọc chữ nhỏ, không đủ ánh sáng và chỉ làm khi cảm thấy đã thực sự khoẻ mạnh. Có thể nghe đài, TV nghe nhạc nếu mang lại cảm giác thoải mái .PGS.TS. Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Sản (BV Bạch Mai) khuyên..

Các bà mẹ trẻ thời @, FB, Zalo… đôi khi cảm thấy những lời dặn dò kiêng cữ sau sinh của lớp người đi trước là cũ kỹ và lạc hậu.

Vậy kết hợp giữa khoa học và thực tiễn khí hậu Việt Nam như thế nào để vừa giữ được sức khỏe nuôi con khỏe mạnh, vừa tránh những hậu quả để lại khi đã có tuổi.

Tư vấn của PGS.TS. Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Bạch Mai) xung quanh vấn đề này.

Ở cữ đủ 6 tuần

PV: Sau sinh, sản phụ không nên ngồi xổm trong tháng đầu tiên, có phải không thưa ông?

PGS.TS. Phạm Bá Nha: Đúng vậy. Khi phụ nữ mang thai, trọng lượng thai, rau thai, nước ối sẽ khiến cơ thể tăng lên ít nhất 9kg. Cùng với sự phát triển của tử cung mang thai, các dây chằng có vai trò giữ tử cung bị dài/hay giãn ra, lại bị giữ nước do ảnh hưởng nội tiết của thời kỳ thai nghén.

Sau khi sinh, cần có thời gian để các dây chằng và bộ phận sinh dục co hồi lại. Tư thế ngồi xổm làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, khiến các tạng bên trong dễ sa xuống dưới và ra ngoài, gọi là sa sinh dục. Để tránh tình trạng này, sản phụ không nên ngồi xổm, ngay cả khi bình thường cũng không nên ngồi xổm. Các cụ xưa thường khuyên sản phụ sau sinh, khi nằm nên khép chân, bắt chân nọ lên chân kia, không ngồi xổm, tránh mang vác nặng, thậm chí tránh cơn ho là vì vậy.

PV: Có bài tập nào tốt, phòng sa sinh dục cho các bà mẹ sau khi sinh không thưa bác sĩ?

PGS.TS. Phạm Bá Nha: Theo tôi có 2 bài tập đơn giản được khuyên đối với sản phụ sau sinh. Những bài tập này không tốn kém, có thể tập bất cứ lúc nào và rất hiệu quả, an toàn hơn so với phương pháp phẫu thuật. Sản phụ không cần phải đợi sau 6 tuần mà có thể bắt đầu ngay từ tuần đầu sau sinh.

Bài tập thứ nhất là ngừng tiểu buổi sáng. Đi tiểu đếm nhẩm 1 – 5s rồi ngừng dòng tiểu lại 5s, sau đó mới đi hết. Ngừng tiểu chính là tập cho nhóm cơ nâng bàng quang, co âm đạo và hậu môn được săn chắc lại sau sinh nở.

Phụ nữ có thể tập bài này suốt cuộc đời để giúp tăng độ khít âm đạo, tránh các nguy cơ bị són tiểu, són phân khi có tuổi. Theo nghiên cứu một số nghiên cứu, có tới 25% phụ nữ bị són tiểu sau sinh. Vì thế, bài tập này rất có ích để cải thiện tình trạng này.

Bài tập thứ 2 mang tên Kegel: 

Nhà sản khoa Mỹ nổi tiếng sáng tạo ra bài tập này vào năm 1948. Đây là bài tập co thắt âm đạo cũng rất đơn giản, người tập có thể chủ động tập vào lúc lên cầu thang, đi ngoài đường, lúc bế con, ngồi nói chuyện, nấu ăn…

Bài tập giúp phục hồi chức năng các cơ, mạch máu, thần kinh bị tổn thương khi đẻ. Không chỉ có tác dụng phòng sa sinh dục, mất chủ động về đại, tiểu tiện (són phân, són tiểu) mà còn cải thiện quan hệ tình dục do giảm đau, tăng hưng phấn. Tuy nhiên, bài tập này cần có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hoặc bác sĩ trong một số buổi đầu để co đúng cơ, tập đúng cách từ nhẹ đến mạnh và sau đó tự tập ở nhà.

Khoa Sản BV Bạch Mai là cơ sở đầu tiên áp dụng phương pháp này ở các lớp tư vấn trước sinh của khoa Phụ – Sản, các bà mẹ mang thai cũng đã được hướng dẫn tập.

PV: Để lấy lại vóc dáng, thời điểm nào sau sinh, sản phụ có thể bắt đầu tập thể dục. Môn thể dục nào phù hợp trong thời kỳ này. Lắc vòng là động tác thể dục được coi là sớm đem lại vòng eo thon, gọn, khi nào họ có thể tập?

PGS.TS. Phạm Bá Nha: Sản phụ sinh thường và sinh mổ không khác nhau về thời điểm có thể bắt đầu tập thể dục, thường sau 6 tuần họ có thể bắt đầu các bài tập nhẹ.

Động tác ke chân nâng bụng có thể làm, nhưng riêng động tác lắc – xoay vòng thì phải sau 6 tháng mới nên tập. Bởi khi có thai, cột sống của người phụ nữ bị cong ra trước, các dây chằng bị giãn, các đĩa đệm giữa các đốt sống ngấm nước, dễ bị thoát vị đĩa đệm nếu vận động mạnh và thay đổi tư thế đột ngột. Thời gian sau 6 tuần sau sinh mới nên bắt đầu lắc vòng. Dù tập động tác nào, bà mẹ cũng cần tránh vận động mạnh, giữ cho cột sống ổn định.

Có kiêng tắm gội hàng ngày?

PV: Có cần phải tránh nghe đài, xem TV sau khi sinh hay không? Việc sử dụng máy vi tính sau khi sinh có cần kiêng để tránh ảnh hưởng đến mắt không, thưa PGS?

PGS.TS. Phạm Bá Nha: Cuộc đẻ cần một sự gắng sức rất lớn, thêm vào đó sau sinh người phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết, sinh lý nên họ cần thời gian nghỉ ngơi để được phục hồi. Sau sinh, cơ thể phụ nữ ở trong tình trạng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, sức đề kháng kém nên người phụ nữ cần có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp. Việc ngồi máy tính sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến mắt. Việc đọc sách, xem TV, nghe đài, không cần quá kiêng cữ, tuy nhiên không nên xem TV lâu. Đọc chữ nhỏ, không đủ ánh sáng và chỉ làm khi cảm thấy đã thực sự khoẻ mạnh. Có thể nghe đài, TV nghe nhạc nếu mang lại cảm giác thoải mái .

Các cụ xưa khuyên là nhét bông vào tai là để tránh gió lùa, tiếng động mạnh ảnh hưởng đến thính giác; nên đeo kính râm khi ra ngoài nắng, quàng khăn tránh gió lùa cũng là việc cần nên để giữ sức khỏe.

PV: Vậy theo bác sĩ, sản phụ có cần kiêng tắm và gội đầu trong tháng đầu tiên?

PGS.TS. Phạm Bá Nha: Theo tôi, sản phụ không nên kiêng tắm và gội đầu trong tháng đầu. Nếu sản phụ không tắm sẽ cảm thấy rất bức bối, khó chịu. Sản dịch ra, mồ hôi, sữa, tế bào bong nếu không vệ sinh, lau rửa sẽ dẫn đến nhiễm trùng cho cả mẹ và em bé. Ngay từ những ngày đầu sau khi sinh cần phải tắm gội.

Tuy nhiên việc tắm rửa cần có hướng dẫn cụ thể như: không ngâm trong bồn nước, nên tắm nước ấm, tắm nơi kín gió. Nhưng chúng tôi khuyên sản phụ không nên cùng tắm và gội, có thể hôm nay tắm, ngày mai gội để tránh mất sức và dễ bị cảm lạnh. Nên có người giúp họ lấy đồ, lau người cho nhanh và đỡ mệt. Khi gội đầu nên dùng đầu ngón tay (không phải móng tay) xoa nhẹ da đầu để làm sạch các tế bào chết và thoáng lỗ chân lông.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ!/.

Theo VOV.VN