“Bí kíp” giúp mẹ xử lý tình huống khi con nhỏ bị nôn trớ

0
1653
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn trớ là điều rất hay xảy ra mà tất cả các bậc cha mẹ đều cần phải quan tâm khi chăm sóc cho bé trong mọi hoàn cảnh. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng nôn trớ của bé và câu hỏi đặt ra là liệu nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé hay không? Để biết rõ điều này, hãy cùng chiasemeohay.com tìm hiểu những cách xử lí thông minh và khéo léo nhất khi bé nôn trớ để phát hiện xem đó là điều bình thường hay bất thường khiến mẹ khỏi lo lắng nhé!
* Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé nôn trớ
Thứ nhất: Nguyên nhân sinh lý:
– Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn yếu kém, và các van trong dạ dày của bé hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú trẻ có thể bị nuốt hơi theo vào dạ dày, sau đó mẹ lại đặt bé nằm nghiêng thì đó là lý do bị ức chế dẫn đến tình trạng bé nôn trớ.
– Với các bé đang tập ăn, tình trạng nôn trớ có thể xảy ra khi bé ăn những món ăn lạ, hoặc ăn quá no, quá nhiều. Vì vậy đây là hiện tượng bình thường, mẹ không cần phải quá lo sợ.
Thứ 2: Nguyên nhân bệnh lý
– Nôn trớ là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, đây cũng là phản xạ tự nhiên để đẩy các chất có hại cho cơ thể ra ngoài nên mẹ cần lưu ý.
– Nếu thấy bé nôn nhiều hơn 6 lần trong 24 giờ
– Không thèm ăn sau khi nôn và khóc nhiều
– Bé có cảm giác mơ màng
– Hệ tiêu hóa kém nên bé bị tiêu chảy
– Sốt và nôn mửa có mùi khó chịu hoặc nếu có chứa chất dịch mật màu vàng, cam, xanh lục phân biệt rõ ràng nên mẹ cũng tìm hiểu kỹ và đưa con đi khám bác sĩ.
2.  Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ
– Mẹ nên chuẩn bị sẵn những chiếc khăn ngay bên cạnh mình để làm sạch luôn cho bé khi cần thiết.
– Sau khi cho con bú, mẹ không bế xốc bé, tránh nâng con lên và đặt xuống quá nhiều lần. Nếu con nôn mẹ nên cho con ngồi dậy hoặc nằm nghiêng để chất nôn không trào vào khí quản làm bị sặc.
– Trẻ bị nôn trớ nhiều, mẹ có thể cho trẻ dùng chút nước gừng. Bởi nước gừng rất tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, và đường ruột. Tuy nhiên, mẹ chỉ pha loãng một chút nước gừng với nước ấm cho trẻ dùng để giảm thiểu cảm giác khó chịu sau khi con nôn trớ.
– Mẹ nên tìm hiểu kỹ những thực phẩm con đang dùng, không nên thay đổi loại thực phẩm cho con dùng vì con chưa kịp thích nghi. Mặt khác, nhiều mẹ nghĩ rằng cho con bú nhiều hơn hoặc cách xa các lần ăn sẽ giúp giảm tình trạng nôn trớ ở con. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm của mẹ. Hơn thế nữa, việc thay đổi thói quen, cùng các thực phẩm khi ăn uống của con càng khiến dạ dày của bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng con bị táo bón, tiêu chảy và nôn mửa nhiều.
Cuối cùng để chăm sóc con được tốt, điều quan trọng nhất mà cha mẹ nên nhớ đó là tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường, không có gì khiến cha mẹ lo lắng. Còn nếu gặp phải những trường hợp nghiêm trọng quá như về bệnh lý hoặc trẻ nôn trớ quá nhiều lần trong ngày thì bố mẹ nên cho con tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời cho con được tốt.