3 cách trị táo bón bằng dân gian cho bé các mẹ cần biết

0
2722

3 cách trị táo bón cho bé các mẹ cần biết

Đối với trẻ bị táo bón nên điều trị sớm, tránh gây biến chứng sau này. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng. Sau đây Chiasemeohay mời các bạn tham khảo kinh nghiệm dùng các bài thuốc dân gian với 3 vị thuốc “tiên” là mật ong, nghệ và vừng đen để đẩy lùi chứng táo bón lâu ngày không khỏi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

1. Chữa táo bón cho bé bằng vừng đen

Thọat đầu, mình chỉ cho bé ăn thay dầu ăn thông thường mà thôi, nhưng hiệu quả thì bất ngờ. Vừng mua về phải mang đãi sạch để hết sạn, đem phơi khô, rang cho thơm lên và giã thật nhỏ. Mỗi bữa ăn của bé mình cho 2-3 thìa cà phê, trộn luôn vào cháo. Ngày 3-4 lần như thế.

Gửi các mẹ có con bị táo bón!

Sự bất lực và trái tim đau thắt của người mẹ khi nhìn thấy con buồn đi vệ sinh mà không giúp gì được chắc các mẹ đã hiểu.

Bé nhà mình đã bị táo 6 tháng nay. 6 tháng táo bón là 6 tháng mình vật lộn với việc đi vệ sinh của bé. Các biện pháp trị táo bón thông thường mà mình từng đọc trên mạng, đọc báo xem ra chẳng “xi-nhê” gì với bé cả.

Nào rau khoai lang, củ khoai lang, tầm tơi, rau dền, nào xoa bụng theo khung đại tràng, nào uống cốm vi sinh, nào bột sắn dây, nào khám và uống thuốc Đông, Tây y, nào các mẹo vặt mà mình đọc được từ các mẹ trên diễn đàn như uống nghệ với mật ong, ăn sữa chua, uống chè hãm, uống thật nhiều nước… Tất cả rồi lại đâu vào đấy.

Cho đến khi mình cho bé ăn vừng đen.

Có lúc mình còn cho vào sữa chua nữa. Vừng đen rất thơm và bùi nên bé rất thích. Đến bữa ăn là đòi mẹ: “Mẹ ơi, ăn vừng!”.

Sau 2 tuần, phân của bé “mềm mại” hẳn. Tuy một ngày, có khi 2 ngày bé mới đi ngoài một lần nhưng phân không phải là phân dê rơi vào bô khô khốc nữa. Mình thở phào nhẹ nhõm mà không thể ngờ được vừng đen lại hiệu nghiệm như thế. Mình đã hỏi chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho trẻ và được đáp rằng: “Ăn vừng đen lâu dài không ảnh hưởng gì cả”.

Thế là mình duy trì cho bé ăn như vậy đã 3 tháng nay rồi. Tuy ăn vừng nhưng mình vẫn kết hợp cho bé uống nhiều nước, ăn ngày 1-2 hộp sữa chua và trái cây.

Giờ thì việc đi vệ sinh của bé không còn là nỗi lo nữa. Bé bây giờ đã tăng cân bình thường và ăn uống ngon lành trở lại. Nay được 19 tháng rồi. (Trộm vía con!).

Xin chia sẻ đến các mẹ có con bị táo bón. Hãy thử cho bé ăn vừng đen xem nhé!

2. Chữa táo bón cho trẻ siêu hiệu quả bằng mật ong

Khoa học đã chứng minh mật ong nguyên chất hấp thụ nước và cũng có thể chứa rất nhiều nước. Sự kết hợp này giúp mật ong giữ cho khối phân mềm và ẩm ướt khi đi qua hệ tiêu hóa. Do đó, mật ong hoạt động như một chất bôi trơn kích thích ruột đẩy phân ra ngoài.

a. Cà rốt nấu mật ong

Nguyên liệu:

– 50g cà rốt.

– 25ml mật ong.

Cách làm:

Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho mật ong vào, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Cho bé ăn ngày 2 lần.

b. Đậu đen nấu mật ong

Nguyên liệu:

– 50g đậu đen.

– 25 ml mật ong nguyên chất.

Cách làm:

Bạn ninh nhừ đậu đen rồi cho mật ong vào quấy đều. Cho trẻ ăn ngày ăn 2 lần, ăn liền 7 ngày.

c. Nước ép cam mật ong

Nguyên liệu:

– 2 quả cam

– 30 ml mật ong

– 1 ít vỏ cam thái nhuyễn.

Cách làm:

Rửa sạch một quả cam, gọt hết phần vỏ cắt đôi, lấy bỏ hạt, cho vào máy ép trái cây ép lấy nước. Tiếp đến lấy một quả cam khác cắt một khoanh mỏng để trang trí. Phần còn lại lột bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, tách rời từng múi cam ra, bỏ hạt.

Cắt cam thành hạt lựu lớn. Cho nước cam, mật ong, cam cắt hạt lựu, đá viên vào bình lắc, lắc đều tay. Sau đó, cho nước cam và mật ong ra ly, rắc một ít vỏ cam thái nhuyễn lên trên, cắm ống hút, trang trí thêm lát cam, dùng lạnh.

3. Trị dứt táo bón lâu ngày cho trẻ bằng nghệ

Tôi ép củ nghệ lấy nước rồi pha vào mật ong cho vừa ngọt để con dễ uống. Mỗi ngày ba lần, lúc bụng bé đang đói, tôi cho uống một thìa cà phê, do có mật ong ngọt nên bé uống thật dễ dàng.

Ai đã từng có con trẻ bị táo bón, sẽ thấu hiểu thế nào là nỗi lo toan và vất vả trong việc hỗ trợ cho con giải quyết “đầu ra” rất khó nhọc này. Không ít cha mẹ, thậm chí cả bác sĩ, đôi khi cũng bất lực trước những viên phân khô cứng cứ lỳ lợm tồn đọng trong trực tràng nhỏ bé.

Sẽ vô cùng tai hại khi lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, bơm cầu… Những ứng dụng y học này chỉ giải quyết được phần ngọn, không có giá trị lâu dài trong việc giúp trẻ tự bài tiết phân một cách tự nhiên và thoải mái. Cần có một giải pháp căn cơ, triệt để nhằm tạo cho trẻ có thói quen đi cầu mỗi ngày.

Đó chính là tâm trạng của tôi nhiều năm trước kia, một người mẹ từng vô cùng khốn khổ mỗi lần con gái có dấu hiệu muốn đi cầu. Năm con gái tôi lên hai tuổi thì không may cháu bị chứng táo bón vô cùng tệ hại. Thời gian cách nhau giữa hai lần đi cầu thường là ba tới năm ngày.

Mỗi lần cháu ngồi vào bô, cùng lúc ấy mẹ phải ngồi cạnh bên ra sức động viên, an ủi và làm mọi cách có thể để giúp con bài tiết. Những viên phân quá khô cứng trở thành nỗi khiếp hãi của con lẫn của mẹ. Nhìn con nước mắt đầm đìa mỗi cơn mót rặn, ruột tôi đau không kém.

Cũng như những bà mẹ hết lòng yêu con, tôi đã làm đủ cách: đưa đi bác sĩ, cho uống thuốc nhuận tràng, xoa bóp cơ bụng, bơm cầu, xay trái cây làm sinh tố, vắt cam, pha bột sắn dây, thay đổi thực phẩm, thậm chí có ngày tôi ép con ăn hết quả đu đủ chín thật to… Nhưng chẳng thứ nào có hiệu quả dài lâu, chỉ một hai lần đi cầu được, rồi về sau bệnh táo bón vẫn cứ dai dẳng hành hạ con liên tục gần ba năm. Nhìn con gái yêu thương ngày một gầy còm, tôi hết sức khủng hoảng.

May phúc làm sao lần ấy một người quen đến nhà chơi, nhìn cháu ốm o bà mới hỏi thăm. Sau khi nghe tôi thuật lại căn cơ là bởi bệnh táo bón hành khổ mà ra, bà liền chỉ cho phương thuốc gia truyền thật đơn giản, nhưng hễ dùng là sẽ hiệu quả.

Tin tưởng, tôi bèn ép củ nghệ lấy nước, rồi pha vào mật ong cho vừa ngọt để con dễ uống. Mỗi ngày ba lần, lúc bụng con đang đói, tôi cho uống một thìa cà phê, do có mật ong ngọt ngon nên con bé uống thật dễ dàng. Chẳng thể ngờ được là sau hai ngày uống, sáng hôm ấy con gái tôi tự động dậy sớm rồi chạy vào nhà vệ sinh.

Tôi lặng lẽ quan sát sự lạ này, vì không nghe tiếng rên như mỗi lần cháu muốn bài tiết. Sau khi đi cầu xong, con gái gọi tôi vào xem. Tôi hết sức ngỡ ngàng vì phân không còn ở dạng viên thâm đen khô cứng nữa, mà rất bình thường với màu vàng tươi.

Xúc động đến rơi nước mắt, tôi biết như vậy là nước ép củ nghệ trộn với mật ong đã thật sự làm thay đổi cơ chế bài tiết và cải thiện được nhu động ruột của con. Tôi kiên trì cho con uống hơn một tháng, kể từ đó bệnh táo bón đã hoàn toàn chấm dứt.

Một phương thuốc vô cùng đơn giản, nó nằm ở trong tầm tay của hết thảy mọi người, thế mà tôi cũng như biết bao người mẹ chẳng hay biết để phải tốn công sức, hao tài và lòng đầy ắp nỗi lo toan. Giờ đây tôi đã trải qua những tháng ngày ấy, đang hạnh phúc nhìn con ngày một lớn và khỏe mạnh. Xin chia sẻ với những bà mẹ còn khổ sở cùng con vì táo bón, hãy cứ thực hiện như tôi đã thực hiện, rồi cũng sẽ chế ngự được táo bón cho con.

(st)